Cấp học mầm non mang lại cho học sinh nền tảng học tập căn bản, có thể ảnh hưởng tới quá trình học tập suốt cuộc đời. Đã bao giờ ba mẹ tự hỏi giáo dục mầm non là gì, các chương trình và phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến nhất hiện nay ra sao? ILO sẽ giải thích những điều cần biết về bậc giáo dục đầu đời này của trẻ.
Giáo dục mầm non là gì?
Giáo dục mầm non (ECE) là một thuật ngữ chỉ bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Cấp học này đóng vai trò quan trọng, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Theo khoản 1, Điều 23 Luật Giáo dục 2019, giáo dục mầm non Việt Nam là bậc học dành cho trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trong đó, phân ra 3 cơ sở giáo dục mầm non tương ứng:
• Nhà trẻ: Là nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi
• Trường mẫu giáo: Lớp mẫu giáo độc lập, dành cho bé từ 3 tuổi đến 6 tuổi
• Trường mầm non: Bao gồm lớp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Chương trình giáo dục mầm non là gì?
Đây là những kế hoạch được thiết lập để làm căn cứ cho việc giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non. Chương trình giáo dục mầm non mới gồm chương trình giáo dục nhà trẻ và chương trình giáo dục mẫu giáo; với định hướng phát triển toàn diện cho trẻ.
Một trong những chương trình giáo dục mầm non mới nhất là lấy hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động chủ đạo. Đây cũng chính là con đường hướng đến việc hình thành và phát triển nhân cách bé một cách toàn diện.
Cụ thể, chương trình khuyến khích học sinh học hỏi thông qua trải nghiệm, học mà chơi, chơi mà học. Đó có thể là chơi trong nhà (lớp học, phòng đọc sách, phòng nghệ thuật…) hoặc ngoài trời (sân bóng, bể bơi, khu vui chơi…), chơi độc lập hoặc chơi hợp tác theo nhóm.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là gì?
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), trọng tâm chủ yếu của giáo dục mầm non là chuẩn bị cho học sinh học tập suốt đời. Các tiêu chí bao gồm phát triển các nhu cầu xã hội, cảm xúc, nhận thức và thể chất cho trẻ.
Giáo dục mầm non là gì và mục tiêu của cấp học này ra sao? Cụ thể, giáo dục mầm non giúp bé:
• Xây dựng kiến thức và kỹ năng mới như bé được học về các con số, chữ cái và từ
• Phát triển các kỹ năng thể chất, chẳng hạn như chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, di chuyển khéo léo để bắt bóng, bật cao để ném bóng vào rổ…
• Phát triển các kỹ năng vận động tinh như vẽ bằng bút chì, cắt bằng kéo, tô màu…
• Phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tiền đề cho việc đọc và viết ở bậc tiểu học.
• Tăng tính độc lập, sự tự tin và giá trị bản thân thông qua những việc như tự vệ sinh cá nhân, bảo quản đồ đạc của mình.
• Cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội cho bé thông qua chơi, các hoạt động tương tác với bạn bè/thầy cô.
• Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo.
• Sẵn sàng cho việc chuyển lên bậc tiểu học.
Tóm lại, mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, bậc học này có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển mai sau của con.
>>> Đọc thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
Thế nào là một chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao?
Bạn đã biết giáo dục mầm non là gì nhưng chương trình giáo dục mầm non như thế nào là ưu việt, xứng đáng để gửi gắm con em?
Hiện nay các cơ sở mầm non mọc lên như nấm sau mưa. Chính sự ồ ạt đó đã khiến nhiều trường không đáp ứng được yêu cầu và chất lượng của giáo dục.
Theo các chuyên gia, một chương trình giảng dạy mầm non tốt có thể kết hợp dạy các bài hát, đọc sách, các môn nghệ thuật, trò chơi trí tuệ, trải nghiệm và khám phá thiên nhiên vào kế hoạch bài học hàng ngày cho một nhóm trẻ hoặc một lớp.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo được các yếu tố sau:
• Lớp học ít để học sinh được quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ như nhau.
• Các chương trình giảng dạy phải luôn đổi mới để đáp ứng được với sự phát triển của xã hội.
• Giáo viên mầm non phải là những người có bằng cấp, kinh nghiệm, biết tương tác với học sinh đúng chuẩn mực sư phạm.
• Luôn lấy trẻ làm trung tâm, thường xuyên đánh giá sự tiến bộ về học tập, tình cảm, xã hội và thể chất của học sinh.
• Có đội ngũ cố vấn, tư vấn viên, tư vấn dinh dưỡng… hỗ trợ cho giáo viên khi cần.
• Có sự tương tác, gắn kết với gia đình học sinh để chăm sóc, giảng dạy một cách tốt nhất.
Các phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến
Giáo dục mầm non đóng vai trò là nền tảng học tập, ảnh hưởng tới học sinh trong suốt cuộc đời. Do vậy, trong những năm gần đây, các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, nhằm đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của các bé.
Giáo dục mầm non là gì và phương pháp nào được đánh giá cao? Dưới đây là một số phương pháp giáo dục mầm non hiệu quả, được nhiều trường áp dụng:
1. Phương pháp Montessori
Montessori là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ra đời vào cuối năm 1980, do bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori sáng lập. Phương pháp này áp dụng cho học sinh từ 2,5 - 6 tuổi.
Phương pháp giáo dục sớm Montessori có các ưu điểm sau:
• Lớp học theo phương pháp này được thiết kế đầy đủ giáo cụ để bé có cơ hội khám phá, thực hành, phát huy các giác quan và rèn luyện các kỹ năng quan trọng.
• Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, bé được tập trung vào các hoạt động phù hợp với sở thích, giúp phát triển tính độc lập, tự chịu trách nhiệm và kích thích sáng tạo.
• Học tập theo phương pháp Montessori, con được rèn các thói quen tốt như tính kiên nhẫn, sự ngăn nắp…
Nhìn chung đây là một phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến, nhưng không phù hợp với tất cả các đối tượng. Một số trẻ học trong môi trường Montessori khi lớn lên cũng khó hòa nhập hơn.
2. Phương pháp play-based learning (học tập thông qua vui chơi)
Play-based learning là một trong những phương pháp giáo dục mầm non hiệu quả, giúp bé có cơ hội học hỏi và khám phá mọi thứ thông qua vui chơi.
Phương pháp này ra đời vào đầu những năm 2000 và đã nhanh chóng trở thành một trong những phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến bậc nhất của thế kỷ 21.
Play-based learning có nhiều ưu điểm vượt trội như:
• Thông qua các trò chơi lồng ghép kiến thức được thiết kế một cách linh hoạt, sinh động, đầy màu sắc; trẻ nhỏ có cơ hội quan sát, khám phá, tìm tòi và phát huy trí tưởng tượng…
• Các trò chơi vui học tạo cho con cơ hội rèn luyện thể chất, trở thành những đứa trẻ vui vẻ, khỏe mạnh.
• Các hoạt động vui học cần sử dụng nhiều giác quan, do đó con được rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, bộc lộ cảm xúc, giải quyết vấn đề…
• Play-based learning trao cho học sinh quyền sáng tạo theo cách riêng của mình, đồng thời dạy học sinh cách tự chịu trách nhiệm.
• Học mà chơi, chơi mà học cùng bạn bè/thầy cô giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ và thực hành các kỹ năng xã hội như phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn, xếp hàng…
Nhìn chung, học theo phương pháp Play-based learning mang lại cho bé những giờ học lý thú và đầy bổ ích.
>>> Đọc thêm: Giáo dục Phần Lan và những điều đặc biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ
3. Phương pháp Reggio Emilia
Trước khi cho con đi học mầm non, phụ huynh đều tìm hiểu giáo dục mầm non là gì cũng như nên cho bé theo phương pháp học tập nào.
Phương pháp này ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX, được xây dựng bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi người Ý. Đến năm 1991, Reggio Emilia được tạp chí Newsweek (Mỹ) công nhận là phương pháp giáo dục xuất sắc nhất thế giới.
Ưu điểm của phương pháp này là:
• Các hoạt động học tập theo Reggio Emilia được xây dựng để kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé. Reggio Emilia chủ trương trao quyền cho con tự do sáng tạo để xây dựng ý tưởng của riêng mình.
• Với phương châm “Mỗi đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ”, phương pháp giáo dục mầm non này chú trọng cho học sinh tiếp xúc và phát triển đa dạng các lĩnh vực như ngôn ngữ, hội họa, điêu khắc, kịch…
• Reggio Emilia đẩy mạnh phát triển đội nhóm, xây dựng kỹ năng hợp tác và tinh thần đoàn kết cho trẻ.
• Học theo phương pháp này, bé được hòa mình vào thiên nhiên và thỏa sức bộc lộ cảm nhận của mình.
Mặc dù có khá nhiều ưu điểm, thế nhưng phương pháp Reggio Emilia chưa chú trọng tinh thần làm việc độc lập và phát triển các kỹ năng cá nhân. Vì thế, theo học phương pháp này, các bé không được rèn khả năng tự chủ và cũng như tự chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, trong giáo dục mầm non có một số phương pháp khác như: phương pháp Glenn Doman, phương pháp STEAM, phương pháp Steiner, phương pháp Highscope…
ILO vừa giúp ba mẹ tìm hiểu giáo dục mầm non là gì cũng như các phương pháp giáo dục mầm non hiện nay. Đây là bước đệm đầu đời quan trọng, vì thế phụ huynh cần lựa chọn môi trường tốt nhất để bé có thể phát triển toàn diện.