Xin chào mừng các bạn quay trở lại với chuyên mục tìm hiểu về ngành nghề. Đây là bài viết cung cấp những thông tin quan trọng dành cho những bạn muốn tìm hiểu về ngành Hệ thống thông tin quản lý nhé.
Trước hết chúng tôi xin khẳng định là ngành học này và ngành hệ thống thông tin hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vậy các bạn sẽ học gì với ngành hệ thống thông tin quản lý, có thể đăng ký trường nào với ngành này và liệu ra trường có nên cơm cháo gì không? Tất cả chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết này.
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh - lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành - chọn nghề - chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Hệ thống thông tin quản lý là gì?
Hệ thống thông tin quản lý (MIS-Management Information System) là một cơ sở hạ tầng được sử dụng bởi một công ty/doanh nghiệp. Người quản lý dựa vào nó để đưa ra các quyết định và phối hợp với việc phân tích thông tin.
Hệ thống thông tin hỗ trợ và tạo điều kiện cho công việc trên. Hệ thống thông tin có thể là một giao diện cụ thể giúp người dùng nhập dữ liệu vào hoạt động MIS của công ty.
Về mặt kinh doanh, hệ thống thông tin (Information System) là một tập hợp dữ liệu, thiết bị điện toán và phương pháp quản lý hỗ trợ các hoạt động thường xuyên của một công ty, và hệ thống thông tin quản lý là một tập con cụ thể của hệ thống thông tin.
Chương trình học ngành Hệ thống thông tin quản lý sẽ cung cấp cho người học những kiến thức chuyên ngành về Quản trị học, Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp, Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật, Kiến trúc máy tính, lập trình hướng đối tượng, quản trị dự án công nghệ thống thông tin, Công nghệ web và kinh doanh điện tử, cách phân tích số liệu, kho dữ liệu và kinh doanh thông minh, hệ thống phân tán…
Ngành Hệ thống thông tin quản lý có mã ngành là 7340405.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin quản lý
Trong năm 2022, theo thông tin tuyển sinh chúng mình ghi nhận được thì cũng không nhiều trường tuyển sinh ngành này học này. Dưới đây là danh sách cụ thể nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Hệ thống thông tin quản lý năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường Điểm chuẩn 2022 Đại học Bách khoa Hà Nội 26.54 Đại học Kinh tế quốc dân 27.5 Học viện Tài chính 25.9 Học viện Ngân hàng 26.35 Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 15 Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên 17 Đại học Kinh tế Đà Nẵng 23.75 Đại học Nha Trang 17 Đại học Kinh tế Huế 16 Đại học Duy Tân Đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG TPHCM 26.85 Đại học Kinh tế TPHCM 27.1 Đại học Tài chính - Marketing 24.5 Đại học Công nghệ TPHCM 19 Đại học Hoa Sen 15 Đại học Trà Vinh Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II 20.6 Đại học Văn Lang 16Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin quản lý năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27.5 điểm (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Hệ thống thông tin quản lý
Những khối cơ bản mà hầu như trường nào cũng sử dụng để xét tuyển ngành Hệ thống thông tin quản lý.
Các khối xét tuyển ngành Hệ thống thông tin quản lý bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Anh, Lý)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối A10 (Toán, Lý, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý
Nếu như bạn tò mò theo ngành này bạn sẽ được học những gì thì mời bạn tới với chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin của Bách khoa Hà Nội nhé.
Sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ được học những môn như sau:
I. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Những NLCB của Chủ nghĩa Mác-Lênin I (2) Những NLCB của Chủ nghĩa Mác-Lênin II (3) Tư tưởng Hồ Chí Minh (2) Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam (3) Pháp luật đại cương (2) II. GIÁO DỤC THỂ CHẤT Học phần bắt buộc: Lý luận thể dục thể thao (1) Bơi lội (1) Học phần tự chọn: Tự chọn thể dục 1 (1) Tự chọn thể dục 2 (1) Tự chọn thể dục 3 (1) III. GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Đường lối quân sự của Đảng Công tác quốc phòng, an ninh Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) IV. TIẾNG ANH Tiếng Anh I (3) Tiếng Anh II (3) V. KHỐI KIẾN THỨC TOÁN VÀ KHOA HỌC CƠ BẢN Giải tích I (4) Giải tích II (3) Giải tích III (3) Đại số (4) Xác suất thống kê (3) Vật lý đại cương I (3) Vật lý đại cương II (3) Tin học đại cương (4) Toán rời rạc (3) Giải tích số (2) VI. CƠ SỞ VÀ CỐT LÕI NGÀNH Nhập môn Hệ thống thông tin quản lý (3) Hệ điều hành (2) Kỹ thuật lập trình (2) Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (3) Cơ sở dữ liệu (3) Suy luận thống kê (3) Hệ thống và mạng máy tính (3) Toán kinh tế (3) Đồ án I (3) Phân tích và thiết kế hệ thống (3) An toàn Hệ thống thông tin (3) Đồ án II (3) Kinh tế học đại cương (3) Hành vi tổ chức Nguyên lý Marketing (3) Kế toán doanh nghiệp (BTL) (3) Khởi sự kinh doanh (3) VII. KIẾN THỨC BỔ TRỢ Quản trị học đại cương (2) Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp (2) Tâm lý học ứng dụng (2) Kỹ năng mềm (2) Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật (2) Thiết kế mỹ thuật công nghiệp (2) Technical Writing and Presentation (3) VIII. TỰ CHỌN THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG (CHỌN THEO MÔ ĐUN) Mô đun 1: Tin học quản lý Mô phỏng hoạt động kinh doanh (2) Quản trị đổi mới (2) Kiến trúc máy tính (2) Lập trình hướng đối tượng (3) Thiết kế, cài đặt và quản trị mạng (2) Quản trị dự án công nghệ thông tin (2) Công nghệ Web và kinh doanh điện tử (3) Mô đun 2: Khoa học dữ liệu trong kinh tế quản lý Phân tích số liệu (2) Kho dữ liệu và kinh doanh thông minh (2) Hệ hỗ trợ quyết định (2) Hệ thống phân tán (2) Thương mại điện tử (BTL) Quản trị sản xuất (3) Phân tích kinh doanh (3) Mô đun 3: Ứng dụng toán trong kinh tế Chuỗi thời gian (3) Mô phỏng ngẫu nhiên và ứng dụng (2) Lập trình tính toán (2) Một số phương pháp toán học trong tài chính (3) Tài chính doanh nghiệp (3) Kinh tế lượng (3) IX. THỰC TẬP KỸ THUẬT VÀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Thực tập kỹ thuật (2) Đồ án tốt nghiệp cử nhân (6)Cơ hội nghề nghiệp và mức lương sau khi ra trường
Với chương trình học như trên kia các bạn nghĩ ra trường, sinh viên ngành này có thể làm những công việc gì?
Đơn giản lắm, một số công việc sinh viên ngành học này có thể thử như:
- Lập trình viên hướng đối tượng
- Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống
- Quản trị hệ thống thông tin
- Chuyên viên đào tạo và hướng dẫn bộ phận quản lý dự án
- Nghiên cứu và giảng dạy về hệ thống thông tin
- Khởi nghiệp kinh doanh
….
Công việc cho sinh viên ngành này không bị giới hạn, các bạn hoàn toàn có thể làm bất kì ngành nào mình muốn, đương nhiên nếu chưa có kinh nghiệm sẽ phải bắt đầu gần như từ số 0, ngoại trừ các kiến thức học được trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, mình luôn khuyến khích các bạn nên xin thực tập tại các công ty từ sớm, thậm chí là từ năm nhất, năm 2 để có thể bắt đầu tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân.
Vì tính chất của những công việc là rất phổ biến nên các bạn có thể làm việc ở nhiều nơi với ngành học này. Từ những công ty, doanh nghiệp tới các cơ quan nhà nước… bởi mọi tổ chức hiện nay đều cần có hệ thống thông tin quản lý.
Mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Mức lương bình quân của ngành Hệ thống thông tin quản lý là từ 6 - 8 triệu với sinh viên vừa ra trường thiếu kinh nghiệm, từ 8 - 12 triệu với người đã có kinh nghiệm làm việc 1 2 năm và có thể hơn 20 triệu hoặc 40 - 50 triệu, tùy thuộc vào vị trí và năng lực của mỗi người.
Trên đây là một số hiểu biết của chúng mình về ngành Hệ thống thông tin và quản lý. Nếu như các bạn cần hiểu rõ hơn về vấn đề gì vui lòng để lại trong phần bình luận nhé.