Ngành ngân hàng là một trong những ngành học tiềm năng hiện nay, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Không chỉ mức lương hấp dẫn mà ngành học còn mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người theo học. Cùng JobsGO khám phá chi tiết hơn về ngành ngân hàng trong bài viết dưới dây.
1. Tìm Hiểu Chung Về Ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Ngành Ngân hàng hay Tài chính - Ngân hàng (Finance and Banking) là một lĩnh vực chuyên sâu liên quan đến quản lý, điều hành và tối ưu hóa các hoạt động tài chính của tổ chức, cá nhân, nền kinh tế. Nó bao gồm việc quản lý tiền tệ, tín dụng, đầu tư, các hoạt động ngân hàng, nhằm đảm bảo sự lưu thông và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế.
Cụ thể ngành này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, công cụ tài chính để thực hiện thanh toán cước phí trong và ngoài nước.
>> Xem thêm: Giao dịch viên ngân hàng là gì?
2. Mục Tiêu Đào Tạo Của Ngành Ngân Hàng
Mục tiêu đào tạo của ngành ngân hàng là trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn về tài chính, ngân hàng và các kỹ năng quản lý tài chính cần thiết để làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn vững chắc: Sinh viên sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức sâu rộng về các nguyên lý tài chính, ngân hàng, các hoạt động kinh doanh trong ngành này, cụ thể như: quản lý rủi ro, quản trị tài chính, phân tích đầu tư, các nghiệp vụ ngân hàng.
- Kỹ năng thực hành và nghiệp vụ ngân hàng: Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng thực tế liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, quản lý tài sản. Họ cũng sẽ học cách vận hành các hệ thống ngân hàng hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng.
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề tài chính: Chương trình đào tạo giúp sinh viên phát triển khả năng phân tích các vấn đề tài chính phức tạp, đưa ra các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả và ra quyết định đúng đắn trong các tình huống kinh doanh thực tế.
- Nhận thức về đạo đức và trách nhiệm xã hội: Sinh viên được giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và các quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, giúp họ trở thành những chuyên gia tài chính có đạo đức, trách nhiệm.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Sinh viên sẽ được phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và làm việc nhóm, đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc đòi hỏi sự hợp tác cao trong các tổ chức tài chính.
- Phát triển nghề nghiệp và hội nhập quốc tế: Mục tiêu cuối cùng là chuẩn bị cho sinh viên khả năng tham gia vào thị trường lao động toàn cầu, làm việc trong các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực ngân hàng.
3. Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Học Những Gì?
Khối lượng kiến thức mà bạn phải học khi theo đuổi chuyên ngành này này cũng tương đối nhiều. Đầu tiên, bạn sẽ được nhà trường đào tạo, truyền đạt kiến thức chuyên môn liên quan đến ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng,… Đây sẽ là nền tảng cơ bản nhất giúp bạn theo đuổi, phát triển trong ngành này.
Không chỉ vậy, với ngành Tài chính - Ngân hàng các bạn còn được học thêm nhiều kiến thức về quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ, quản trị ngân hàng, doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể nắm được quy trình hoạt động tài chính và kế toán thuế, bảo hiểm trong ngân hàng,…
Chương trình học của ngành bạn có thể tham khảo như sau:
Học phần bắt buộc gồm các môn như:
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê I, II
- Đường lối cách mạng của Đảng
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tiếng Anh I, II
- Mô hình toán
- Pháp luật đại cương
- Tin học đại cương
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
- Kinh tế vĩ mô, vi mô
- Pháp luật kinh tế
- Nguyên lý kế toán
Kiến thức tự chọn:
- Kinh tế quốc tế
- Kinh tế phát triển
- Kinh tế công cộng
- Lịch sử kinh tế quốc dân
- Lịch sử học thuyết kinh tế
Kiến thức chuyên ngành:
- Tín dụng ngân hàng I
- Kế toán ngân hàng I
- Thanh toán quốc tế
- Quản trị ngân hàng
- Tài trợ dự án
- Tín dụng ngân hàng II
- Quản trị rủi ro tín dụng
- Kinh doanh ngoại hối
- v.v…
Ngoài ra, các bạn còn phải thực hiện khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp hoặc học các học phần bổ sung khoá luận khác.
>> Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán ngân hàng
4. Các Chuyên Ngành Của Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Ngành Tài chính - Ngân hàng bao gồm nhiều chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù, yêu cầu riêng. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về từng chuyên ngành:
4.1. Tài Chính - Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tập trung vào việc quản lý, thực hiện các giao dịch tài chính trong các tổ chức ngân hàng, bao gồm quản lý tài sản, cho vay, huy động vốn và dịch vụ ngân hàng. Nó bao gồm cả hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư.
4.2. Tài Chính Doanh Nghiệp
Tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp như lập ngân sách, dự báo tài chính, quản lý dòng tiền, quyết định đầu tư. Chuyên ngành này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động.
4.3. Tài Chính Hải Quan
Tài chính hải quan là chuyên ngành đào tạo về việc quản lý, giám sát các giao dịch tài chính liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm thuế, phí hải quan cũng như các quy định tài chính quốc tế liên quan đến thương mại.
4.4. Tài Chính Thuế
Lựa chọn chuyên ngành tài chính thuế, các bạn sẽ được học về cách quản lý, tuân thủ các quy định về thuế, cụ thể là việc lập báo cáo thuế, tính toán,nộp thuế. Nó giúp doanh nghiệp, cá nhân hiểu và thực hiện các nghĩa vụ thuế một cách chính xác, hợp pháp.
4.5. Tài Chính Quốc Tế
Chuyên ngành tài chính quốc tế bao gồm các hoạt động quốc tế như giao dịch ngoại tệ, đầu tư xuyên biên giới, quản lý rủi ro quốc tế. Nó cung cấp các kiến thức nền tảng giúp các tổ chức và cá nhân làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu.
4.6. Quản Lý Tài Chính Công
Theo học chuyên ngành quản lý tài chính công, người học sẽ nắm vững về cách quản lý ngân sách, thu chi của chính phủ và các tổ chức công. Nó bao gồm việc lập kế hoạch ngân sách, quản lý tài sản công và đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách công.
4.7. Đầu Tư Tài Chính
Đầu tư tài chính liên quan đến việc phân tích, thực hiện các chiến lược đầu tư nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, kiểm soát rủi ro. Chuyên ngành này bao gồm đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và các tài sản tài chính khác.
4.8. Phân Tích Tài Chính
Chuyên ngành phân tích tài chính bao gồm các kiến thức về phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính hỗ trợ việc ra các quyết định đầu tư, quản lý tài chính. Tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn có thể làm các công việc liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, dự đoán xu hướng tài chính, đánh giá hiệu suất tài chính.
4.9. Thẩm Định Giá
Thẩm định giá cũng là một chuyên ngành khá được ưa chuộng của ngành Ngân hàng, giảng dạy, đào tạo các kiến thức liên quan đến xác định giá trị của tài sản của doanh nghiệp. Chuyên ngành này đòi hỏi kỹ năng phân tích, đánh giá để cung cấp giá trị chính xác cho các mục đích giao dịch, báo cáo.
4.10. Tài Chính Bảo Hiểm
Theo học chuyên ngành tài chính bảo hiểm, người học sẽ nắm được kiến thức nền tảng về quản lý và phân phối các sản phẩm bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, các dịch vụ bảo hiểm khác. Bạn sẽ được đánh giá rủi ro, thiết kế sản phẩm bảo hiểm, quản lý các hợp đồng bảo hiểm.
4.11. Đầu Tư Chứng Khoán
Đầu tư chứng khoán là chuyên ngành tập trung vào việc phân tích, giao dịch các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và quỹ đầu tư. Người học chuyên ngành này sẽ biết cách nghiên cứu thị trường chứng khoán, xây dựng danh mục đầu tư và thực hiện các chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận.
5. Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Có Được Ưa Chuộng?
Với sự toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Tài chính - Ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các xu hướng như fintech (công nghệ tài chính), ngân hàng số, quản lý tài sản toàn cầu đã mở rộng phạm vi hoạt động và tạo ra nhiều cơ hội mới cho người lao động. Sự đổi mới này đòi hỏi các chuyên gia trong ngành phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng, đồng thời mang lại những cơ hội nghề nghiệp đầy tiềm năng trong bối cảnh toàn cầu. Ngành Tài chính - Ngân hàng bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn như ngân hàng thương mại, quản lý đầu tư, bảo hiểm, quản trị rủi ro, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế. Sự đa dạng này mang đến vô số cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên và người lao động. Các công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính đều cần đến nhân sự có kiến thức và kỹ năng về tài chính để quản lý nguồn vốn, đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra, ngành này còn mang đến cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế, mở ra con đường sự nghiệp toàn cầu.
6. Cách Xác Định Bạn Có Phù Hợp Với Ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Ở bất kỳ một ngành nào cũng cần phải có tố chất riêng phù hợp với nghề. Đối với Tài chính - Ngân hàng, các bạn cần có sự đam mê, sáng tạo và năng động. Đặc biệt bạn còn phải giao tiếp tốt, tư vấn, đàm phán hiệu quả. Để biết bản thân có phù hợp với ngành không, bạn hãy xem xét các tố chất ở mình như sau:
6.1. Có Khả Năng Tính Toán Nhanh Nhạy, Tư Duy Logic
Ngành học này chủ yếu thiên về những con số, số liệu. Vì thế kể cả khi học và khi ra trường đi làm bạn đều cần đến kỹ năng tính toán này. Nó giúp bạn thực hiện tốt công việc và được đề bạt với vị trí cao hơn.
6.2. Cần Phải Trung Thực
Ngành Tài chính - Ngân hàng yêu cầu cao về tính trung thực. Bởi nếu không có đủ bản lĩnh, người làm có thể bị những lợi ích trước mắt chi phối, dẫn dắt đến những hành động sai trái. Sự trung thực chính là nền tảng để bạn nỗ lực làm việc, cống hiến vì lợi ích chung của toàn thể doanh nghiệp.
6.3. Chính Xác Tuyệt Đối
Trong ngành Ngân hàng và Tài chính, chính xác tuyệt đối là yếu tố then chốt vì một sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, từ việc thất thoát tài chính đến mất mát niềm tin của khách hàng. Các chuyên gia trong lĩnh vực này phải đảm bảo rằng tất cả các giao dịch, báo cáo tài chính và phân tích dữ liệu đều chính xác, không có lỗi. Điều này đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết cùng khả năng phát hiện lỗi từ những thông tin phức tạp.
6.4. Có Khả Năng Sử Dụng Máy Tính Thành Thạo
Khả năng sử dụng máy tính thành thạo là rất quan trọng trong ngành Tài chính - Ngân hàng vì công việc chủ yếu liên quan đến việc xử lý, phân tích dữ liệu tài chính. Việc làm quen với các phần mềm tài chính, hệ thống quản lý ngân hàng, bảng tính như Excel giúp các chuyên gia dễ dàng thực hiện các phân tích phức tạp, tạo báo cáo tài chính, thực hiện các giao dịch.
6.5. Ngoại Ngữ Tốt
Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong ngành Tài chính - Ngân hàng, vì đây là ngôn ngữ chính trong giao dịch quốc tế hay tài liệu chuyên ngành. Khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ giúp các chuyên gia dễ dàng làm việc với khách hàng quốc tế, đối tác, các tổ chức tài chính toàn cầu. Ngoài ra, việc đọc hiểu tài liệu, báo cáo, các quy định quốc tế bằng ngoại ngữ là cần thiết để cập nhật thông tin, thực hiện các giao dịch hiệu quả. Kỹ năng ngoại ngữ tốt còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp, sự thăng tiến trong môi trường quốc tế.
6.6. Có Thể Chịu Được Áp Lực Cao
Ngành Tài chính - Ngân hàng thường đòi hỏi khả năng làm việc dưới áp lực cao do khối lượng công việc lớn và các yêu cầu thời gian gấp gáp. Các chuyên gia trong lĩnh vực này thường phải xử lý các vấn đề tài chính phức tạp, đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác trong các tình huống căng thẳng. Khả năng duy trì sự tập trung, hiệu suất làm việc trong môi trường áp lực không chỉ giúp hoàn thành công việc hiệu quả mà còn đảm bảo sự ổn định, phát triển của tổ chức.
6.7. Yêu Thích Những Con Số Khô Khan
Yêu thích và cảm thấy thoải mái với các con số là điều kiện tiên quyết để thành công trong ngành Tài chính - Ngân hàng. Công việc này thường xuyên yêu cầu phân tích số liệu, thực hiện các dự đoán tài chính,tạo ra các báo cáo chi tiết. Sự đam mê với con số, dữ liệu giúp các chuyên gia duy trì động lực, sự chính xác trong công việc, đồng thời giúp họ tìm thấy sự hài lòng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính phức tạp.
7. Ngành Tài chính - Ngân Hàng Thi Khối Gì?
Ngành Tài chính - Ngân hàng có mã ngành 7340201 thường được xét tuyển dựa trên 3 tổ hợp môn.
- Khối A00: Toán, Lý, Hoá
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối D01: Toán, Văn, Anh
8. Học Tài Chính - Ngân Hàng Tại Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Để có thêm những lựa chọn trường tốt nhất, bạn hãy tham khảo ngay các trường có đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng sau nhé.
Khu vực Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2024 Miền Bắc Đại học Ngoại Thương Hà Nội A01, D01, D03, D04. D06, D07 27,8 Học viện Ngân Hàng A00, A01, D01, D07 26,2 Học viện Tài Chính A00, A01, D01, D07 26,22 - 26,85 Đại học Công Đoàn A00, A01, D01 23,61 Miền Trung Đại học Kinh Tế Huế A00, D01, D03, D06 18,00 Đại học Kinh Tế Đà Nẵng A00, A01, D01, D90 25,00 Miền Nam Đại học Kinh Tế TPHCM A00, A01, D01, D07 25,60 Đại học Tôn Đức Thắng A00, A01, D01, D07 33,00 Đại học Công nghiệp TPHCM A00, A01, D01, D09 24,009. Học Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Ra Trường Làm Gì?
Sở hữu bằng cử nhân Tài chính Ngân hàng, các bạn có thể làm việc tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau. Cụ thể một số việc nổi bật như:
9.1. Chuyên Viên Ngân Hàng
Làm việc với vai trò chuyên viên ngân hàng, bạn sẽ phụ trách các nhiệm vụ quan trọng như thực hiện giao dịch tài chính, tư vấn khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, xử lý các yêu cầu tài chính, vay thế chấp ngân hàng. Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết vững về các sản phẩm ngân hàng, cụ thể là tài khoản tiết kiệm, vay vốn, thẻ tín dụng.
>>>Tìm hiểu thêm: Công việc giải ngân là gì?
9.2. Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính
Trong vai trò chuyên viên phân tích tài chính, bạn sẽ chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu tài chính, lập báo cáo tài chính, đánh giá hiệu suất tài chính của công ty hoặc dự án. Công việc của bạn bao gồm việc sử dụng các công cụ phân tích tài chính để cung cấp thông tin quan trọng, hỗ trợ các quyết định đầu tư, chiến lược tài chính của tổ chức.
9.3. Tư Vấn Tài Chính
Tư vấn tài chính là công việc tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý tài chính cá nhân, đầu tư, bảo hiểm, lập kế hoạch tài chính cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bạn sẽ giúp khách hàng xây dựng chiến lược tài chính phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của họ, từ việc lập kế hoạch tiết kiệm đến lựa chọn các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm.
9.4. Chuyên Viên Quản Lý Rủi Ro
Quản lý rủi ro liên quan đến việc đánh giá, quản lý các rủi ro tài chính của tổ chức, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Trong vai trò chuyên viên quản lý rủi ro, bạn sẽ xây dựng các chiến lược, biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tác động của các rủi ro đối với tổ chức. Công việc này đòi hỏi kỹ năng phân tích rủi ro, hiểu biết về các công cụ quản lý rủi ro cùng khả năng đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, dự đoán chính xác các tình huống có thể xảy ra.
9.5. Kế Toán Và Kiểm Toán
Trong vai trò kế toán, kiểm toán, bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ghi chép, kiểm tra các giao dịch tài chính, lập báo cáo tài chính, đảm bảo tính chính xác của các thông tin tài chính. Kế toán tập trung vào việc quản lý sổ sách, lập báo cáo tài chính cho tổ chức, trong khi kiểm toán liên quan đến việc đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo sự tuân thủ các quy định cũng như chuẩn mực kế toán.
9.6. Quản Lý Đầu Tư
Làm việc trong lĩnh vực quản lý đầu tư, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư cho cá nhân hoặc tổ chức. Công việc bao gồm việc đưa ra quyết định đầu tư dựa trên phân tích thị trường, dự báo tài chính, theo dõi hiệu suất đầu tư, điều chỉnh chiến lược đầu tư khi cần thiết. Kỹ năng phân tích tài chính, hiểu biết về thị trường chứng khoán và các sản phẩm đầu tư, cùng với khả năng quản lý danh mục đầu tư là rất quan trọng để đảm bảo rằng các khoản đầu tư đạt được lợi nhuận tối ưu, kiểm soát tốt các rủi ro.
9.7. Chuyên Viên Tài Chính Doanh Nghiệp
Chuyên viên tài chính doanh nghiệp quản lý các hoạt động tài chính của công ty, bao gồm lập ngân sách, dự báo tài chính, phân tích hiệu suất tài chính. Bạn sẽ hỗ trợ các quyết định chiến lược tài chính của công ty bằng cách cung cấp các báo cáo, phân tích giúp xác định các cơ hội, rủi ro tài chính. Kỹ năng phân tích tài chính, khả năng lập kế hoạch, dự báo, cùng với hiểu biết về các quy trình tài chính doanh nghiệp là cần thiết để hỗ trợ sự phát triển, thành công của tổ chức.
> Xem thêm: CV xin việc ngân hàng
10. Mức Lương Dành Cho Ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Mức lương sau khi ra trường là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Với ngành Tài chính - Ngân hàng, bạn sẽ có mức lương như sau:
- Với các bạn mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, mức lương sẽ từ 6 - 9 triệu đồng/tháng.
- Với bạn đã có kinh nghiệm thực tế từ 1-2 năm, mức lương được nhận từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
- Với các bạn có kinh nghiệm, có năng lực tốt trong ngành Tài chính - Ngân hàng, mức lương được nhận có thể từ 20 - 25 triệu đồng/tháng, thậm chí còn cao hơn.
>>Xem thêm: Việc làm ngân hàng
Có thể thấy, ngành ngân hàng khá tiềm năng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai cho bạn. Vì thế, nếu xác định theo đuổi ngành này thì ngay từ đầu bạn phải thật sự nỗ lực. JobsGO chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Banker là gì?
Câu hỏi thường gặp
1. Có Những Trường Cao Đẳng Tài Chính Ngân Hàng Nào?
Có nhiều trường Cao đẳng đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng như Cao đẳng Tài chính Hải quan, Cao đẳng Kinh tế - Tài chính TPHCM, Cao đẳng Tài chính Ngân hàng Hà Nội…
2. Có Nên Học Cao Học Ngành Tài Chính Ngân Hàng?
Học cao học ngành Tài chính Ngân hàng là lựa chọn tốt nếu bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp và nắm giữ các vị trí quản lý cao cấp trong ngành.
3. Sau Khi Tốt Nghiệp Ngành Ngân Hàng Có Thể Làm Việc Ở Đâu?
Bạn có thể làm việc tại ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
4. Làm Việc Trong Ngành Ngân Hàng Có Áp Lực Không?
Ngành Ngân hàng thường đi kèm với áp lực cao do yêu cầu về sự chính xác, khối lượng công việc lớn, trách nhiệm liên quan đến quản lý tài chính của khách hàng.
5. Ngành Ngân Hàng Có Dễ Xin Việc Không?
Ngành Ngân hàng là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng mức độ cạnh tranh cũng rất lớn. Việc có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm tốt và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp tăng khả năng xin việc trong ngành này.
6. Ngành Ngân Hàng Có Phù Hợp Với Nữ Giới Không?
Ngành Ngân hàng phù hợp với cả nam và nữ và nhiều phụ nữ đã thành công chạm tới các vị trí lãnh đạo trong ngành này.
7. Thị Trường Việc Làm Trong Ngành Ngân Hàng Có Ổn Định Không?
Thị trường việc làm ngành Ngân hàng thường có sự ổn định tương đối, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế và thay đổi trong quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhu cầu về các dịch vụ tài chính, ngân hàng luôn tồn tại, tạo ra cơ hội việc làm liên tục.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: