Quản trị nhân lực là một ngành học cung cấp giải pháp, kỹ năng quản trị nhân sự cho tổ chức, doanh nghiệp. Vậy ngành quản trị nhân sự cho bạn kiến thức gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì? Điểm chuẩn xét tuyển ra sao? Làm thế nào để xác định bạn có phù hợp với ngành quản trị nhân sự hay không? Cơ hội việc làm Hành chính nhân sự như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Tìm hiểu chung về ngành quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự (Human Resource Management) là ngành học giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng trong việc khai thác và quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả. Doanh nghiệp, tổ chức muốn phát triển bền vững cần đầu tư mạnh để sở hữu nguồn nhân lực chất lượng. Không những vậy, ngành quản trị nhân sự còn giúp sinh viên có kỹ năng về điều hành, quản lý, đào tạo, đánh giá nhân sự.
2. Ngành quản trị nhân sự học những gì?
Sinh viên của ngành quản trị nhân sự được học những kiến thức cơ bản như:
- Quản trị học
- Quản trị chiến lược
- Kinh doanh
- Quản trị văn phòng
- Quản trị marketing
- Quản trị vận hành
- Quản trị tài chính
- Khởi nghiệp
- v.v…
Kiến thức nền tảng này rất quan trọng để giúp sinh viên có thể tiếp thu những kiến thức chuyên sâu.
Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nhân sự với các môn học như:
- Quản trị nguồn nhân lực
- An toàn lao động
- Định mức tiền lương
- Hành vi tổ chức
- Luật lao động
- Quản trị nhân lực trong môi trường đa văn hóa
- Nghệ thuật lãnh đạo
- v.v…
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng Phòng Hành Chính Nhân Sự
Bên cạnh kiến thức, sinh viên còn được học và trang bị đầy đủ các kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp như:
- Tuyển dụng
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân sự
- Đánh giá nhân sự
- Kỹ năng giao tiếp
- Hoạch định chính sách thu hút nguồn nhân lực
- Phương pháp quản lý nhân sự trong tổ chức hiệu quả
- Cách thu hút nhân lực
- v.v…
3. Ngành quản trị nhân sự học có được ưa chuộng?
Bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững đều cần đến đội ngũ nhân lực chất lượng. Đặc biệt với xu hướng mở cửa và hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới, muốn tăng khả năng cạnh tranh cần đầu tư nhiều cho “con người”. Vì vậy mà quản trị nguồn nhân lực rất quan trọng và ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng.
Từ thực tế khiến ngành quản trị nhân sự trở thành ngành học được nhiều bạn quan tâm và lựa chọn theo học. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhu cầu tuyển dụng mỗi năm liên tục tăng. Hiện nay tình trạng thiếu hụt nhân sự chất lượng cho hoạt động quản trị nhân sự đang là tình trạng của nhiều doanh nghiệp. Điều này khiến cho sinh viên ra trường có cơ hội việc làm cực hấp dẫn, đặc biệt khi bạn có chuyên môn, kỹ năng tốt thì mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng Chuyên Viên Hành Chính Nhân Sự
4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành quản trị nhân sự
Để biết bản thân bạn có phù hợp với ngành quản trị nhân sự hãy không, bạn cần đánh giá về những tố chất sau:
4.1. Tính cẩn thận và chi tiết
Bạn là một người cẩn thận và quan tâm tới chi tiết? Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn phù hợp với lĩnh vực quản trị nhân sự.
Khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn có thể sẽ phải quản lý thông tin nhân sự, xử lý hồ sơ, tiếp nhận rất nhiều thông tin từ Ban lãnh đạo, nhân viên, cơ quan bảo hiểm, cơ quan thuế,… Tính cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách chính xác, hiệu quả.
4.2. Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
Khi làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức và các vấn đề khác nhau từ người lao động. Do đó, bạn cần có khả năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề tốt để đối mặt được với những tình huống phức tạp, đồng thời tìm ra giải pháp thích hợp cho các vấn đề.
4.3. Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Một yếu tố quan trọng trong quản trị nhân sự là khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lắng nghe và thấu hiểu người khác, bạn có thể giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, qua đó thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn.
4.4. Nhạy bén
Sự nhạy bén với tâm lý và cảm xúc của người khác là một điều cần có ở những người làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Tố chất này giúp bạn nắm bắt thông tin và sự thay đổi trong tổ chức một cách nhanh chóng. Đồng thời, một người có sự nhạy bén cũng có khả năng phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu suất và mối quan hệ lao động.
4.5. Kiên nhẫn và sự ổn định
Trong một doanh nghiệp có thể có rất nhiều vấn đề xảy ra, bao gồm xung đột giữa Ban lãnh đạo với người lao động, giữa người lao động với nhau. Để có thể giải quyết các tình huống khó khăn này, bạn cần có sự kiên nhẫn và tinh thần ổn định. Nếu bạn có khả năng giữ được sự lạc quan trước những thách thức, bạn sẽ phát triển tốt trong ngành quản trị nhân sự.
4.6. Kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian
Một người có kỹ năng tổ chức có thể làm việc một cách suôn sẻ, hiệu quả. Quản lý nhân sự thường phải xử lý nhiều công việc cùng một lúc, từ quản lý hồ sơ nhân sự đến lập kế hoạch đào tạo và phát triển. Khả năng tổ chức giúp bạn quản lý thời gian, biết cách ưu tiên công việc quan trọng,…
Xem thêm: Top 10 kỹ năng tổ chức cần có của nhà lãnh đạo tài ba
4.7. Linh hoạt
Sự linh hoạt cho phép người làm việc trong ngành quản trị nhân sự thích ứng nhanh chóng với những biến động trong tổ chức. Điều này bao gồm khả năng điều chỉnh chiến lược, phương pháp làm việc, tư duy đối phó với những thách thức đột ngột.
Tố chất này cũng giúp bạn xây dựng một đội ngũ nhân sự có khả năng thích ứng và đổi mới, tạo nên môi trường làm việc linh hoạt, sáng tạo.
4.8. Nhiệt tình
Tính nhiệt tình là một đặc điểm quan trọng giúp bạn không chỉ hoàn thành công việc mà còn tạo động lực cho các thành viên khác trong công ty. Sự nhiệt huyết và tận tụy trong công việc sẽ cho phép bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
4.9. Thích nghi tốt với môi trường mới
Ngành quản trị nhân sự đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới. Nếu bạn có khả năng nhanh chóng làm quen với người mới, hiểu rõ văn hóa tổ chức và có thể thích ứng với đội ngũ mới, bạn sẽ có lợi thế.
4.10. Đam mê với lĩnh vực tâm lý học và phát triển con người
Sự đam mê với lĩnh vực tâm lý học và phát triển con người giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, cũng như mong muốn của nhân viên. Điều này có thể hữu ích nếu bạn làm việc tại các vị trí yêu cầu xây dựng chính sách nhân sự và các chương trình đào tạo phát triển.
4.11. Kỹ năng lãnh đạo
Khi làm việc trong ngành quản trị nhân sự, bạn cần trau dồi kỹ năng lãnh đạo. Điều này giúp bạn biết cách tạo động lực và thúc đẩy đội ngũ phát triển. Lãnh đạo không chỉ là đưa ra quyết định mà còn liên quan đến việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đồng lòng và cam kết từ nhân viên.
Xem thêm: Các kỹ năng lãnh đạo cần cho nhà quản lý giỏi
5. Ngành quản trị nhân sự thi khối gì?
Ngành quản trị nhân sự được đào tạo tại rất nhiều trường đại học khác nhau. Mỗi trường đều đưa ra những khối xét tuyển riêng. JobsGO đã tổng hợp tất cả các tổ hợp môn xét tuyển ngành học này ở các trường như sau:
- A00 (Toán, lý, hóa)
- A01 (Toán, lý, Anh)
- A16 (Toán, văn, khoa học tự nhiên)
- C00 (Văn, sử, địa)
- C03 (Văn, toán, sử)
- C15 (Văn, toán, khoa học xã hội)
- D01 (Toán, văn, Anh)
- D07 (Toán, hóa, Anh)
- D09 (Toán, sử, Anh)
- D90 (Toán, Anh, khoa học tự nhiên)
Sự đa dạng khối xét tuyển tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn học sinh trúng tuyển vào ngành quản trị nhân sự. Vậy, ngành học này có thể học ở những trường nào? Tổ hợp môn và điểm chuẩn xét tuyển của từng trường như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ những vấn đề này trong phần nội dung tiếp theo.
6. Quản trị nhân sự học trường nào?
Quản lý nhân sự học trường nào? Nếu bạn đang quan tâm đến ngành quản trị nhân sự hay quản trị nhân lực và muốn tìm hiểu về ngành quản trị nhân lực học trường nào thì bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín trong nước. Các trường này cung cấp chương trình đào tạo chất lượng, giúp bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trong lĩnh vực quản trị nhân lực. Sau đây là một số lựa chọn nổi bật cho những ai muốn theo đuổi ngành này:
Khu vực Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn 2023 Điểm chuẩn 2022 Điểm chuẩn 2021 Điểm chuẩn 2020 Miền Bắc Đại học Kinh tế quốc dân A00, A01, D01, D07 27.1 27.45 27.7 27.1 Đại học Nội vụ Hà Nội A00, A01, D01, C00 23.35 - 26.35 24 - 27 24 - 28 20 - 22.5 Đại học Công nghiệp Hà Nội A00, A01, D01 24.59 24.95 25.65 24.2 Đại học Thương mại A00, A01, D01, D07 25.9 26.2 26.55 25.55 Đại học Công đoàn A00, A01, D01 22.7 23.3 24.8 22 Đại học Lao động Xã hội (Cơ Sở Hà Nội) A00, A01, D01 23.25 - 24 23.30 22.4 15 Miền Trung Đại học Kinh Tế - Đại học Huế A00, A01, C15, D01 18 18 22 20 Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng A00, A01, D01, D90 24.75 24.75 26 25 Phân hiệu Đại học Nội vụ tại Quảng Nam A00, C00, D01 - 15 - - Miền Nam Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM A00, A01, C00, D01 17 19 22 22 Đại học Kinh tế TP HCM A00, A01, D01, D07 26.2 26.8 26.6 - Đại học Công nghệ TP HCM A00, A01, C00, D01 16 17 19 - Đại học Hoa Sen A00, A01, D01, D09 15 16 16 16 Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM A00, A01, D01 22.75 - 23.65 23.25 23.5 21 Đại học Mở TP.HCM A00, A01, D01, C03 24.3 25 26.25 25.05 Đại học Đông Á A00, C00, A01, D01, D78 15 15 15 157. Học ngành quản trị nhân sự ra trường làm gì?
Quản trị nhân lực đang là lĩnh vực phát triển mạnh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau tốt nghiệp. Các bạn có thể làm việc tại các vị trí, công việc như:
7.1. Chuyên viên tuyển dụng
Chương trình đào tạo ngành quản lý nhân sự cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng lý tưởng cho việc trở thành chuyên viên tuyển dụng. Khi theo học ngành này, bạn sẽ hiểu rõ quy trình tuyển dụng, cách đánh giá ứng viên và phương pháp thu hút nhân sự chất lượng.
Chuyên viên tuyển dụng không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng.
7.2. Headhunter
Ngoài việc trở thành chuyên viên tuyển dụng nội bộ trong các công ty, bạn có thể trở thành Headhunter. Về bản chất Headhunter cũng là người làm công việc tuyển dụng, nhưng tại vị trí này, bạn sẽ chuyên tìm kiếm và thu hút ứng viên cao cấp cho các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp đối tác.
Vì bạn sẽ phải tuyển dụng những ứng viên làm việc tại vị trí Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Chuyên viên IT cấp cao,… do đó, bạn cần có sự khéo léo và biết cách xây dựng mối quan hệ. Ngoài ra, thu nhập mà bạn đạt được thường phụ thuộc vào mức lương mà công ty trả cho người lao động; do đó, bạn cần hỗ trợ ứng viên sao cho đối phương có thể đàm phán được mức lương tốt nhất.
7.3. Chuyên viên tư vấn, định hướng phát triển nhân sự
Với kiến thức sâu sắc về quản trị nhân sự, bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn, định hướng phát triển nhân sự. Khi làm việc tại vị trí này, bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ người lao động xác định và đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Đồng thời, bạn cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao.
7.4. Nhân viên hành chính nhân sự
Chương trình đào tạo ngành quản trị nhân sự cũng cung cấp cho bạn kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên hành chính nhân sự. Công việc này bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như quản lý hồ sơ nhân viên, thực hiện các thủ tục liên quan đến nhân sự, hỗ trợ các vấn đề về chính sách nhân sự.
7.5. Chuyên viên tiền lương
Một trong những lựa chọn nghề nghiệp phổ biến của cử nhân ngành quản trị nhân sự là trở thành chuyên viên tiền lương. Tại vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý mọi khía cạnh liên quan đến lương và phúc lợi của người lao động. Công việc bao gồm xây dựng hệ thống tính lương; đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định về lương, bảo hiểm xã hội,…
Tính tỉ mỉ, cẩn thận và hiểu biết về các vấn đề thuế, luật lao động là những yếu tố quan trọng để thành công trong vai trò này.
7.6. Lễ tân văn phòng
Với sự linh hoạt và kỹ năng giao tiếp được phát triển trong quá trình học quản trị nhân sự, bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí lễ tân văn phòng. Lễ tân đảm nhận các nhiệm vụ đón tiếp khách, quản lý lịch trình và các cuộc họp, thực hiện các nhiệm vụ văn phòng khác. Sự thân thiện, tự tin là những tố chất quan trọng mà lễ tân cần có.
7.7. Chuyên viên hoạch định chính sách đãi ngộ cho người lao động
Với kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập ngành quản trị nhân sự, việc trở thành chuyên viên hoạch định chính sách đãi ngộ là một lựa chọn sự nghiệp hấp dẫn dành cho bạn. Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào việc xây dựng, đánh giá và thực hiện các chính sách liên quan đến lợi ích, đãi ngộ, điều kiện làm việc của người lao động. Sự sáng tạo, khả năng nắm bắt xu hướng thị trường lao động và tư duy phân tích là những yếu tố cần thiết để bạn có thể hoàn thành tốt công việc tại vị trí này.
7.8. Chuyên viên quản lý đào tạo
Bạn cũng có thể trở thành chuyên viên quản lý đào tạo sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân sự.
Chuyên viên quản lý đào tạo đảm nhận trách nhiệm phát triển, triển khai các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên trong tổ chức. Công việc chính của bạn tại vị trí này là phân tích nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch và nội dung đào tạo, đánh giá hiệu suất làm việc của người lao động sau đào tạo.
7.9. Chuyên viên truyền thông nội bộ
Chuyên viên truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Với kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong thời gian học tập, bạn sẽ có khả năng xây dựng các chiến lược truyền thông, sự kiện nội bộ,… để tăng cường sự giao tiếp và tinh thần làm việc tích cực trong tổ chức.
7.10. Chuyên viên Content trang tuyển dụng/ công ty headhunter
Sự hiểu biết sâu sắc về quản trị nhân sự là một ưu thế lớn khi bạn muốn trở thành chuyên viên Content cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng hoặc các công ty headhunter. Theo đó, bạn có thể mang đến những nội dung chính xác, hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp và ứng viên.
7.11. Giảng viên ngành quản trị nhân sự
Với việc nắm vững kiến thức chuyên sâu về quản trị nhân sự, bạn có thể trở thành giảng viên trong lĩnh vực này. Giảng dạy không chỉ giúp chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cá nhân mà còn là cơ hội để bạn định hình tương lai ngành nghề, đào tạo ra những chuyên gia quản trị nhân sự xuất sắc.
8. Mức lương dành cho ngành quản trị nhân sự
Ngành quản lý nhân sự có mức lương khá hấp dẫn. Tuy nhiên tùy thuộc vào năng lực, trình độ, kỹ nghiệm mà bạn sẽ được hưởng mức thu nhập khác nhau. Cụ thể như sau:
- Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế sẽ hưởng mức lương khởi điểm từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.
- Trở thành chuyên viên có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm mức lương của bạn sẽ từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
- Thăng tiến lên cấp trưởng phòng với thâm niên từ 3 - 5 năm làm việc bạn sẽ được hưởng mức lương lên đến 1.000$/tháng.
- Khi đạt đến vị trí giám đốc nhân sự mức lương sẽ từ 2.500$ - 3.000$/tháng. Đặc biệt với những tập đoàn lớn của nước ngoài bạn có thể nhận được mức lương lên đến 4.000$/tháng.
Bài viết trên của JobsGO đã tổng hợp đầy đủ kiến thức về ngành quản trị nhân sự hiện nay. Qua chia sẻ bạn có thể thấy đây là một ngành học thú vị với tương lai sáng và thu nhập hấp dẫn. Để tìm việc làm quản trị nhân sự với lương tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, truy cập ngay vào JobsGO.vn để tìm kiếm nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: