Ngành Công Nghệ Thông Tin Gồm Những Chuyên Ngành Nào?

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học được ưa chuộng và cũng đang “khát” nhân lực. Vậy công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Nên học chuyên ngành công nghệ thông tin nào để có cơ hội nghề nghiệp tốt nhất? Tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây bạn nhé.

1. Ngành Công Nghệ Thông Tin Là Gì?

Bạn quan tâm đến ngành công nghệ thông tin? Bạn hứng thú với công việc công nghệ thông tin? Vậy công nghệ thông tin là gì?

Ngành Công nghệ thông tin tiếng anh là Information Technology (viết tắt là IT) là ngành khoa học kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính, mạng lưới internet để lưu trữ, bảo vệ xử lý, trao đổi, thu thập và sử dụng thông tin. Ngành CNTT sử dụng kỹ thuật máy tính và viễn thông để khai thác các nguồn tài nguyên thông tin giúp vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất, kết nối với khách hàng trong các quá trình kinh doanh,…

Công nghệ thông tin (IT) sử dụng kỹ thuật máy tính và viễn thông
Công nghệ thông tin (IT) sử dụng kỹ thuật máy tính và viễn thông

Bởi những ứng dụng vô cùng thiết thực với đời sống, nghề công nghệ thông tin hiện cần số lượng lớn nguồn nhân lực. Tuy nhiên công nghệ thông tin là ngành rộng, có rất nhiều chuyên ngành. Để giải đáp thông tin cho các em học sinh, sinh viên hay những người quan tâm đến công việc trong ngành công nghệ thông tin, dưới đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào.

Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?

2. Công Nghệ Thông Tin Gồm Những Chuyên Ngành Nào?

Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?

Ngành CNTT gồm có rất nhiều chuyên ngành, nhưng các ngành liên quan đến công nghệ thông tin phổ biến nhất tại Việt Nam có 7 chuyên ngành dưới đây.

2.1. Khoa Học Máy Tính

Khoa học máy tính có tên tiếng anh là Computer Science, đây là chuyên ngành công nghệ thông tin chú trọng đào tạo các lý thuyết về thông tin và tính toán. Áp dụng các ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính để lý giải các chương trình máy tính.

Khoa học máy tính là ứng dụng các thuật toán vào các chương trình máy tính
Khoa học máy tính là ứng dụng các thuật toán vào các chương trình máy tính

Học chuyên ngành khoa học máy tính, bạn sẽ có cơ hội công việc vô cùng rộng mở ở các vị trí như:

Chuyên ngành khoa học máy tính không chỉ giúp bạn phát triển các kỹ năng lập trình mạnh mẽ mà còn trang bị kiến thức về embedded software, một phần quan trọng trong việc phát triển các hệ thống nhúng và thiết bị điện tử thông minh.

2.2. Mạng Máy Tính Và Truyền Thông Dữ Liệu

Phát triển mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Phát triển mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Với xu thế lấy mạng internet làm nền tảng kết nối mọi thứ, mạng máy tính và truyền thống dữ liệu là chuyên ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh. Với chuyên ngành này, người học nghiên cứu cách thiết kế, các nguyên lý xây dựng mạng internet.

Vị trí công việc của chuyên ngành này như:

Xem thêm: Học công nghệ thông tin có khó không?

2.3. Công Nghệ Phần Mềm

Khi trả lời cho câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào, thì hẳn không thể không nhắc đến công nghệ phần mềm. Với tên tiếng Anh là Software Engineering, đây là công việc thực hiện các lập trình phần mềm để phát triển hay bảo trì phát triển các phần mềm cho chương trình, ứng dụng.

Học chuyên ngành công nghệ phần mềm và trở thành các kỹ sư phần mềm, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc vô cùng hấp dẫn như:

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy đặt câu hỏi kỹ thuật phần mềm là gì, để hiểu rõ hơn về lĩnh vực đầy tiềm năng này, đặc biệt là vai trò của nó trong việc xây dựng và vận hành các hệ thống phần mềm hiện đại.

2.4. Kỹ Thuật Máy Tính

Kỹ thuật máy tính có chức năng thiết kế các mạch điện tử cho các hệ thống, phần mềm
Kỹ thuật máy tính có chức năng thiết kế các mạch điện tử cho các hệ thống, phần mềm

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính thu hút những người yêu thích, đam mê việc phát triển hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính. Kỹ thuật máy tính là sự kết hợp của công nghệ thông tin với điện tử, với chức năng cơ bản là thiết kế các mạch điện tử cho các hệ thống, các đồ điện tử,…

Lựa chọn kỹ thuật máy tính, bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn như trở thành:

2.5. Kỹ Thuật Mạng

Sự phát triển của hệ thống mạng internet là bước tiến đột phá của công nghệ hiện đại. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các công việc chuyên ngành kỹ thuật mạng như thiết kế mạng, dịch vụ mạng internet, an ninh mạng, quản trị mạng.

Công việc của nhân viên kỹ thuật mạng thường là:

Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì?

2.6. Hệ Thống Quản Lý Thông Tin

Nhiều người khi nhắc đến công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào thường bỏ sót hệ thống quản lý thông tin (MIS). Không thuộc nhóm quản trị kinh doanh, hệ thống quản lý thông tin là chuyên ngành công nghệ thông tin đặc thù được áp dụng trực tiếp vào quá trình kinh doanh, gắn liền với các ngành kinh tế. MIS là công việc tổng hợp các dữ liệu thông tin theo nhu cầu của con người, của doanh nghiệp như quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh.

Học chuyên sâu về hệ thống quản lý thông tin, bạn sẽ làm tại các vị trí công việc như:

Xem thêm: Lập trình viên là gì? Làm thế nào để trở thành một lập trình viên?

2.7. Robot Và Trí Tuệ Nhân Tạo

Trí tuệ nhân tạo AI là ngành khoa học hiện đại, cần thiết với các vị trí làm việc hấp dẫn
Trí tuệ nhân tạo AI là ngành khoa học hiện đại, cần thiết với các vị trí làm việc hấp dẫn

Trí tuệ nhân tạo hay AI lĩnh vực khoa học máy tính cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính có các hành vi thông minh như con người. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo làm các công việc như:

Là một ngành mới, có nguồn nhân lực khan hiếm, trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành công nghệ thông tin hấp dẫn với mức lương cao nhất trong ngành. Các vị trí làm việc của ngành AI gồm:

3. Học Ngành Công Nghệ Thông Tin Ra Trường Làm Gì?

Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và đa dạng nhất hiện nay. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều vị trí công việc hấp dẫn. Dưới đây là một số công việc phổ biến dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin:

3.1. Lập Trình Viên (Software Developer)

Lập trình viên là một trong những công việc phổ biến nhất đối với sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Lập trình viên có nhiệm vụ thiết kế, phát triển, kiểm thử và duy trì các ứng dụng phần mềm. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến mà lập trình viên thường sử dụng bao gồm Java, Python, C#, C++, JavaScript, PHP, Ruby… Lập trình viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển ứng dụng di động, phát triển web, phát triển trò chơi điện tử hay phát triển phần mềm doanh nghiệp.

3.2. Chuyên Viên An Ninh Mạng (Cybersecurity Specialist)

Chuyên viên an ninh mạng có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống, dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng. Công việc của họ bao gồm phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật, đánh giá lỗ hổng, thiết lập các chính sách bảo mật và thực hiện các biện pháp phục hồi sau khi bị tấn công. Một trong những yếu tố quan trọng mà họ cần hiểu rõ là hacker là gì, để từ đó có thể xác định các phương pháp và công cụ mà kẻ tấn công có thể sử dụng. Các chuyên viên an ninh mạng cần có kiến thức sâu rộng về các công nghệ bảo mật, mạng máy tính và pháp luật về bảo mật thông tin.

3.3. Quản Trị Hệ Thống (System Administrator)

Quản trị hệ thống có nhiệm vụ quản lý, duy trì các hệ thống máy tính và mạng trong tổ chức. Họ sẽ thực hiện cài đặt, cấu hình, bảo trì và giám sát các máy chủ, mạng và hệ thống lưu trữ dữ liệu. Quản trị hệ thống cũng phải đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ người dùng khi gặp sự cố kỹ thuật.

3.4. Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu (Data Analyst)

Chuyên viên phân tích dữ liệu có nhiệm vụ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Vị trí này cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu như SQL, Python, R, Excel, các phần mềm BI (Business Intelligence) để tạo ra các báo cáo, biểu đồ. Chuyên viên phân tích dữ liệu cần có khả năng phân tích, suy luận logic cũng như kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày kết quả phân tích cho các bên liên quan.

3.5. Kỹ Sư Mạng (Network Engineer)

Nhiệm vụ của kỹ sư mạng là thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống mạng máy tính. Người làm vị trí này sẽ có trách nhiệm quản lý các thiết bị mạng như router, switch, firewall và thiết lập các kết nối mạng nội bộ, mạng internet. Kỹ sư mạng cũng cần đảm bảo tính bảo mật, hiệu suất của mạng, khắc phục các sự cố mạng khi xảy ra.

3.6. Chuyên Viên Hỗ Trợ Kỹ Thuật (Technical Support Specialist)

Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật là vị trí cung cấp hỗ trợ, giải quyết các vấn đề kỹ thuật cho người dùng thông qua việc chẩn đoán, khắc phục các sự cố phần cứng, phần mềm, cài đặt và cấu hình các thiết bị, ứng dụng… Để làm tốt công việc của mình, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.

3.7. Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Database Administrator)

Quản trị cơ sở dữ liệu là vị trí đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng khác nhau như thiết kế, triển khai, quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất của cơ sở dữ liệu và thực hiện sao lưu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. Quản trị cơ sở dữ liệu cần có kiến thức chuyên sâu về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server, Oracle và PostgreSQL.

3.8. Chuyên Viên Phát Triển Web (Web Developer)

Chuyên viên phát triển web là người thiết kế, phát triển các trang web và ứng dụng web. Cụ thể, họ sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript và các framework như Angular, React, và Vue.js để viết mã nguồn. Chuyên viên phát triển web cần có khả năng thiết kế giao diện người dùng thân thiện và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị khác nhau.

Xem thêm: Ngôn Ngữ Máy Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Ứng Dụng Như Thế Nào?

4. Tố Chất Cần Thiết Của Một Chuyên Viên Công Nghệ Thông Tin

Tố chất cần thiết để trở thành chuyên viên công nghệ thông tin chuyên nghiệp
Tố chất cần thiết để trở thành chuyên viên công nghệ thông tin chuyên nghiệp

Trở thành một chuyên viên công nghệ thông tin đòi hỏi nhiều tố chất và kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những tố chất cần thiết để thành công trong lĩnh vực này:

4.1. Khả Năng Tư Duy Logic Và Giải Quyết Vấn Đề

Khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề là nền tảng quan trọng của ngành công nghệ thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin thường phải đối mặt với các vấn đề phức tạp để có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả. Vậy nên, kỹ năng này sẽ giúp họ phân tích, chẩn đoán, khắc phục các sự cố kỹ thuật một cách chính xác và nhanh chóng.

4.2. Kiến Thức Chuyên Môn Sâu Rộng

Kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực như lập trình, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, an ninh mạng hay hệ điều hành là điều quan trọng với người theo đuổi ngành này. Người làm công nghệ thông tin cần cập nhật liên tục kiến thức về các công nghệ mới cũng như xu hướng phát triển trong ngành. Sự hiểu biết sâu rộng về các công nghệ, công cụ sẽ giúp họ thực hiện công việc hiệu quả hơn.

4.3. Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt

Mặc dù công nghệ thông tin là một lĩnh vực kỹ thuật nhưng kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng. Chuyên viên công nghệ thông tin cần có khả năng giải thích các vấn đề kỹ thuật cho những người không chuyên, làm việc tốt với các đồng nghiệp và khách hàng, cùng với đó là viết báo cáo, tài liệu hướng dẫn rõ ràng. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp họ làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách chính xác.

4.4. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Ngành công nghệ thông tin thường đòi hỏi người làm phải làm việc với nhiều dự án và nhiệm vụ cùng một lúc. Chính vì thế, kỹ năng quản lý thời gian sẽ hỗ trợ các bạn trong ngành phân bổ thời công việc hợp lý và hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc cao và giảm căng thẳng.

4.5. Sáng Tạo Và Khả Năng Đổi Mới

Sự sáng tạo, khả năng đổi mới là yếu tố quan trọng để phát triển các giải pháp kỹ thuật mới và cải tiến các hệ thống hiện có. Chuyên viên công nghệ thông tin sở hữu tố chất này có thể tìm ra những cách tiếp cận mới, giải quyết vấn đề theo cách khác biệt và mang lại giá trị cao hơn cho tổ chức.

5. Mức Lương Của Chuyên Viên Công Nghệ Thông Tin

Mức lương của chuyên viên công nghệ thông tin
Mức lương của chuyên viên công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một trong những ngành có mức thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn có thể tham khảo mức lương của vị trí này thông qua khảo sát JobsGO đã thực hiện với công cụ Tra cứu lương trong bảng dưới đây:

Mức lương Chuyên viên công nghệ thông tin Lương trung bình 13.800.00 VNĐ/ tháng Khoảng lương phổ biến 8.000.000 - 25.000.000 VNĐ/ tháng

>>>Có thể bạn quan tâm: Sư phạm công nghệ là gì?

6. Học Ngành Công Nghệ Thông Tin Ở Đâu?

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến nhu cầu về ngành học này ngày càng lớn. Vậy ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?

Dưới đây là một số trường đại học có ngành công nghệ thông tin đào tạo chất lượng cao:

Ngành công nghệ thông tin là ngành học đa dạng, có kiến thức liên tục đổi mới cần sự cập nhật, vì vậy kiến thức được học tại trường chỉ là nền tảng giúp bạn tiếp cận với công việc. Để làm việc trong nghề công nghệ thông tin, khả năng tự học và thực hành rèn luyện kỹ năng là cần thiết để có những bước tiến vững chắc và gia tăng thu nhập.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Trên đây là chi tiết mô tả 7 chuyên ngành với các cơ hội nghề nghiệp phù hợp giúp bạn trả lời cho câu hỏi “công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?”. Mong rằng những thông tin về ngành công nghệ thông tinJobsGO cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm và lựa chọn được đúng con đường nghề nghiệp tương lai.

Câu hỏi thường gặp

1. Các Ngôn Ngữ Lập Trình Phổ Biến Trong Công Nghệ Thông Tin Là Gì?

Các ngôn ngữ lập trình phổ biến bao gồm Java, Python, C++, C#, JavaScript, Ruby, PHP, Swift và Objective-C. Mỗi ngôn ngữ có ứng dụng và mục đích sử dụng khác nhau trong phát triển phần mềm, ứng dụng.

2. An Ninh Mạng Là Gì Và Tại Sao Nó Quan Trọng?

An ninh mạng là lĩnh vực tập trung vào bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu khỏi các mối đe dọa mạng. Nó quan trọng vì thông tin, dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng và cần phải được bảo vệ an toàn.

3. Các Xu Hướng Công Nghệ Thông Tin Mới Là Gì?

Các xu hướng mới bao gồm điện toán đám mây (cloud computing), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), học máy (machine learning), blockchain, Internet of Things (IoT) và các công nghệ mới trong phát triển phần mềm như DevOps, microservices.

4. Quản Trị Hệ Thống Và Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Khác Nhau Như Thế Nào?

Quản trị hệ thống tập trung vào quản lý, duy trì hệ thống máy tính và mạng, trong khi quản trị cơ sở dữ liệu tập trung vào quản lý, bảo trì cơ sở dữ liệu của tổ chức. Cả hai lĩnh vực đều quan trọng để đảm bảo hệ thống, dữ liệu hoạt động hiệu quả, an toàn.

5. Ngành Công Nghệ Thông Tin Gồm Các Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì?

Ngành công nghệ thông tin bao gồm nhiều chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, mỗi chuyên môn có những kiến thức và kỹ năng riêng để thực hiện các công việc cụ thể trong lĩnh vực CNTT. Một số chuyên môn nghiệp vụ chính trong ngành công nghệ thông tin là: Lập trình phần mềm (Software Development), Quản trị hệ thống (System Administration), An ninh mạng (Cybersecurity), Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administration)...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/cac-nganh-cua-cong-nghe-thong-tin-a69146.html