Ở trường trẻ mầm non được học rất nhiều thứ trong đó có học múa. Bởi môn nghệ thuật múa có lợi ích tuyệt vời giúp trẻ phát triển tốt về đạo đức, tư duy và thể chất. Để dạy múa cho trẻ mầm non sẽ khác hơn so với các bé tiểu học hoặc trung học hay lứa tuổi lớn hơn. Vậy có những phương pháp dạy múa cho trẻ mầm non nào hiệu quả?
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật đặc thù, là phương tiện thể hiện bằng bằng cơ thể con người, ngôn ngữ biểu hiện qua các động tác, cử chỉ, điệu bộ, dáng dấp,… truyển tải nội dung và tư tưởng phản ánh sự kiện, sự việc, tình cảm đã hoạch định sẵn. Ngôn ngữ múa là tiếng nói và phương tiện duy nhất thể hiện nghệ thuật múa. Nếu ngôn ngữ âm thanh là thiết tấu, ngôn ngữ hội hoạ là màu sắc, đường nét thì ngôn ngữ trong múa là động tác, đội hình, hình tượng múa, tuyến múa và tình cảm.
Để tạo nên nghệ thuật múa cần có ngôn ngữ, động tác nghệ thuật múa. Ngoài ra cần có hình tượng múa và đội hình có vai trò quan trọng tạo nên nghệ thuật múa. Qua đó người xem có thể hiểu được những gì mà nghệ thuật múa muốn truyền tải. Cũng như một màn biểu diễn múa thông qua âm nhạc chính là ngôn ngữ múa, hình tượng và đội hình múa để hiểu nội dung cần truyền tải.
Với trẻ em, nghệ thuật múa là phương tiện giáo dục đạo đức thẩm mỹ, nguồn khoái cảm thẩm mỹ, định hướng thẩm mỹ. Nghệ thuật múa ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ. Đứa trẻ khi mới sinh ra có các động tác, cử chỉ và hành động cũng như biểu cảm. Chẳng hạn như trẻ khóc, cười,… đều là trạng thái sinh lý bộc lộ ra từ trong bé. Nhưng đó cũng là sự xuất hiện của hình tượng múa.
Do đó mà múa là phương tiện góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giúp cho trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, phong thái, dáng dấp đẹp, tạo ra hình thể, hình thành tâm hồn trong sáng, mạnh dạn, tự tin. Dạy múa cho trẻ có vai trò quan trọng giúp trẻ như:
Múa và vận động theo nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ.
Thúc đẩy phát triển giáo dục thể chất.
Giúp trẻ phát triển phẩm chất đạo đức.
Giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Dạy múa giúp trẻ phát triển đạo đức tốt
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng sự phát triển kỹ năng múa của trẻ. Cụ thể có những yếu tố sau:
Yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp bé phát triển kỹ năng múa. Khi trẻ được ăn uống đủ chất dinh dưỡng tạo cơ thể đẹp, tạo dáng múa và sức đề kháng tốt. Giúp trẻ có đủ sức để tập luyện nâng cao kỹ năng múa.
Yếu tố bẩm sinh. Ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng múa của trẻ bởi có nhiều bé sinh ra bị khuyết tật không tham gia được các hoạt động múa. Do đó đây là yếu tố tác động mạnh tới kỹ năng múa.
Yếu tố môi trường: Nếu môi trường sạch sẽ và rộng rãi, không khí thoáng đãng tạo điều kiện thuận lợi cho bé rèn luyện kỹ năng múa. Nếu môi trường không thuận lợi tạo điều kiện gây ra các bệnh tật cản trở sự phát triển kỹ năng múa của trẻ mầm non.
Môi trường tốt giúp bé phát triển kỹ năng múa tốt hơn
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của bệnh tật, sự tập luyện và sự quan tâm của gia đình và cô giáo rất quan trọng. Điều này giúp trẻ có thêm động lực và ngày càng nâng cao kỹ năng múa tốt hơn.
Để dạy múa cho trẻ mầm non giáo viên cần kiên trì và nhẫn nại. Bởi độ tuổi này chưa có nhận thức rõ và ghi nhớ các thông tin như các bé tiểu học hay trung học. Sau đây là các biện pháp dạy múa cho bé tuổi mầm non.
Làm mẫu có vai trò quan trọng trong việc dạy múa cho bé. Đặc điểm phương pháp này là tư duy trực quan hình tượng, cảm thụ của trẻ. Để thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi cô cần làm mẫu nhiều lần. Cô cần theo dõi và nắm bắt mức độ nhận biết của trẻ. Đồng thời củng cố nhiều lần giúp trẻ định hình được các động tác. Yêu cầu của phương pháp cần làm mẫu rõ ràng và đúng tính chất. Tạo dáng có đường nét đẹp.
Tập múa cho trẻ vào giờ sinh hoạt của lớp
Khi làm mẫu để dạy bé múa thì giáo viên cần phải dùng lời giải thích qua yêu cầu, chi tiết và đặc điểm từng động tác, bài múa. Từng đoạn múa trẻ chưa làm được giáo viên cần nhắc nhở để trẻ kịp thời làm đúng. Biện pháp dùng lời để động viên và khuyến khích trẻ tưởng tượng làm động tác, tạo cảm xúc trong quá trình tập múa.
Giải thích, hướng dẫn qua cho bé trước khi múa
Phương pháp dạy múa cho trẻ mầm non là trọng tâm của quá trình nắm và thuộc bài múa. Trường hợp này bé cần làm theo cô giáo từ đầu tới cuối bài. Cần luyện tập cho trẻ làm đi làm lại nhiều lần. Khi nào trẻ nắm được khái quát các động tác, nếu trẻ chưa thực hiện được cần yêu cầu bé làm đi làm lại nhiều lần.
Dạy trẻ múa các bài tập dân gian
Yêu cầu của biện pháp này là trước khi tập múa cho bé cần để bé nghe và biết bài hát đó trước. Tốt nhất nên cho bé nghe nhiều lần để thuộc lời. Khi tập luyện cần giải thích rõ ràng các động tác, lời ca nào thì động tác nào,.. Tổ chức tập luyện nhiều lần định hình đúng các động tác.
Ngoài ra, giáo viên cần cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật múa thường xuyên thông qua các hoạt động sinh hoạt ở lớp hoặc hoạt động sự kiện ở trường. Không bó hẹp các hoạt động múa của trẻ, trong quá trình dạy cô giáo cần mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình mê say múa để truyền cảm hứng cho trẻ.
Cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật của trường
Ở trên là những đặc điểm, vai trò và biện pháp dạy múa cho trẻ mầm non. Ba mẹ có thể dạy bé múa bằng cách bật các bài nhạc để bé làm quen, sau đó tập các động tác đơn giản tại nhà giúp bé có tinh thần và cảm hứng nghệ thuật tốt hơn.
Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/day-mua-a69299.html