Khi các sinh viên theo học ngành Y khoa sẽ được học tập những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình trong tương lai như giải phẫu, lý sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng hàm mặt... Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm. Đặc biệt từ năm 2 trở đi các sinh viên sẽ được học chuyên sâu hơn về các chuyên ngành của Y khoa, từ đó định hướng theo đuổi tìm tòi, học hỏi kỹ càng hơn về ngành bản thân muốn làm việc sau này. Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM đã tổng hợp những chuyên ngành Y Đa khoa dưới đây để bạn đọc dễ dàng tìm hiểu về ngành bản thân yêu thích:
Đây là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng.
Mục tiêu đào tạo của chuyên khoa nhi là đào tạo ra các bác sĩ nhi khoa có y đức, có lòng yêu trẻ và bên cạnh đó còn cần có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để tham gia khám, chữa bệnh và các vấn đề phát sinh đến sức khỏe trẻ em. Ngoài ra người học còn cần có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em và nhân dân
Tiếp tục là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng của khối lâm sàng. Sản khoa có chức năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý và dự phòng sức khỏe của nữ giới bao gồm: tất cả những phụ nữ còn độc thân hoặc đã mang thai, sinh con. Sản khoa còn có thể được phân loại thành sản khoa và phụ khoa.
Bác sĩ Sản khoa cũng sẽ cần học những môn và chuyên ngành như bác sĩ Đa khoa. Thời gian đào tạo là 6 năm đối với hệ Đại học. Thông thường sinh viên có thể chọn lựa học về Sản phụ khoa vào những năm cuối Đai học hoặc học những lớp đào tạo chuyên sâu.
Một phân ngành y học chuyên về mắt và những bệnh liên quan đến mắt đó là nhãn khoa. Khoa mắt có chứa năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ em, người già nhằm kiểm tra tật khúc xạ, khám tổng quát, chẩn đoán bệnh, điều trị bằng các phương pháp khoa học hiện đại bao gồm điều trị bằng laser và phẫu thuật. Ngoài ra chuyên ngành mắt còn có nhiệm vụ phối hợp với cá c khoa lâm sàng khác trong điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do các nguyên nhân khác nhau. Điều trị các bệnh lý nhãn khoa phổ biến như: viêm bờ mi, đau mắt hột, mỏi mắt, bong giác mạc, bệnh Eales, Glôcôm, bệnh võng mạc, cận thị, khiếm thị, cườm thuỷ tinh thể, lẹo, lé, lệch khúc xạ, loạn thị, rối loạn sắc giác, tăng nhãn áp,...
Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...
Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...
Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...
Các kỹ thuật YHCT đang triển khai mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị như: điện châm, hào châm, ôn châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bấm huyệt, cứu điếu ngải…
Thuộc khối y học lâm sàng, là một chuyên khoa đặc biệt có chức năng trị liệu bằng các biện pháp y học truyền thống lẫn công nghệ tiên tiến, dưới sự hỗ trợ của các lĩnh vực y học liên quan, để hỗ trợ sức khỏe và phục hồi các chức năng, năng lực vận động và nhận thức tâm lý vốn có, đã mất đi, suy giảm hoặc tiềm ẩn của cơ thể. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng được phân chia thành 4 lĩnh vực chuyên môn, gồm: Vận động trị liệu, Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu và Ngôn ngữ trị liệu.
Như các bạn đã biết thì ngành Y Đa khoa sẽ lấy điểm chuẩn khá cao nên các bạn có học lực trung bình - khá sẽ khó trúng tuyển. Nhưng các bạn cũng không cần quá lo lắng vì có thể cân nhắc học tại các trường Cao đẳng Dược xét tuyển học bạ như vậy dễ dàng hơn để trúng tuyển đầu vào, vừa đảm bảo được chất lượng học tập và đầu ra công việc.
Xem thêm: Danh sách các trường Cao đẳng Dược xét học bạ.
Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/y-da-khoa-gom-nhung-chuyen-nganh-nao-a69511.html