CÁC Ý TƯỞNG VẼ TRANH PHONG CẢNH ĐƠN GIẢN MÀ TUYỆT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 6,7,8,9

Trong hội họa, có rất nhiều loại tranh khác nhau như: tranh chân dung, tranh tĩnh vật, tranh dân gian,… Trong đó, vẽ tranh phong cảnh đơn giản được nhiều người yêu thích nhất. Bởi chính nét đẹp tự nhiên, bình yên của thiên nhiên, đất trời khiến mỗi chúng ta đều rung động. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tài năng bẩm sinh để có thể phác họa được những bức tranh phong cảnh “đơn giản ấy”. Chính vì vậy, hôm nay chúng mình sẽ liệt kê cho các bạn độc giả yêu quý một vài cách vẽ tranh phong cảnh cực kì đơn giản mà đẹp. Hãy cùng theo dõi nhé!

Cách 1: Hướng dẫn vẽ tranh phong cảnh thác nước đơn giản mà đẹp cho học sinh lớp 8

Bước 1: Bước đầu tiên, chuẩn bị một tờ giấy trắng sau đó dùng băng dính cố định hai góc của tờ giấy để khi vẽ tờ giấy không bị dịch chuyển, tránh ảnh hưởng tới bức tranh

Tờ giấy trắng

Bước 2: Tiếp theo, dùng một chiếc bút mực đen để vẽ tranh, sau đó vẽ một hình tam giác và hình chữ nhật ghép cạnh vào nhau để tạo thành mái nhà. Nối các đường nét của hình chữ nhật lại với nhau để tạo góc nghiêng của mái nhà.

Vẽ mái nhà

Bước 3: Ở một đầu của hình tam giác, chúng ta vẽ thêm một hình chữ nhật nhỏ để tạo cảm giác nhìn được toàn bộ góc bên trái phải của mái nhà.

Vẽ mái nhà tiếp

Bước 4: Tiếp đến, ở dưới hình chữ nhật to vừa vẽ, lại tiếp tục vẽ thêm một hình chữ nhật nhỏ để tạo thành bức tường cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, ta nối hết tất cả những hình vẽ chưa được nối với nhau để tạo thành khung ngôi nhà. Đồng thời, ở hình chữ nhật vừa vẽ, chia hình chữ nhật ra làm ba ô vuông có kích thước bằng nhau để làm cửa chính cho ngôi nhà. Còn ở bức tường bên cạnh, ta dùng bút mực chấm hai ô vuông nhỏ để tạo thành hai ô cửa sổ nhỏ cho ngôi nhà. Vậy là chúng ta đã bước đầu hoàn thành xong ngôi nhà rồi. Thật đơn giản phải không nào?

Vẽ ngôi nhà

Bước 5: Ở dưới ngôi nhà, đầu tiên chúng ta sẽ vẽ một đường cong như hình miệng cười, sau đó ở hai đầu của nét cong đó, ta nối lại với nhau sao cho giữa hai đường cong có một khoảng trống để tạo thành một chiếc thuyền nhỏ xinh. Ở giữa khoảng trống đó, ta gạch những nét thẳng giữa hai nét cong để tạo thành các thanh gỗ của chiếc thuyền.

Vẽ thuyền

Bước 6: Trên đầu của chiếc thuyền, chúng ta vẽ một nét thẳng đứng dựng thẳng lên chiếc thuyền để phác họa mái chèo của chiếc thuyền, giúp cho mọi người có thể dễ dàng khi di chuyển trên thuyền.

Vẽ mái chèo

Bước 7: Tiếp theo, ở nửa bức tranh bên phải, chúng ta lại dùng một nét thẳng chia đôi hai nửa bên phải của bức tranh. Ở nửa đầu của đường thẳng, ta lại dùng một đường cong uốn lượn bao quanh ngôi nhà như hướng dẫn dưới đây để tạo thành khu đất liền ngăn cách với con sông.

Vẽ bãi đất

Bước 8: Tương tự với bên trái của bức tranh, chúng ta cũng vẽ một khu đất tương tự phía bên phải. Chú ý nhớ để khoảng trống giữa hai khu đất liền để khắc họa một con sông đang chảy vô cùng lững lờ, thơ mộng bạn nhé!

Vẽ con sông

Bước 9: Ở hai đầu dòng sông, ta vẽ hai hình tròn nằm sát cạnh nhau để tạo thành hai hòn đá ở đầu sông. Bên cạnh hai hòn đá, dùng những đường cong uốn lượn, nối tiếp và chồng lên nhau để tạo thành những bụi cây ở đằng xa xa, giúp cho bức tranh phong cảnh thêm sinh động và gần gũi với thiên nhiên hơn. Tương tự với bên còn lại, ta cũng vẽ những lùm cây xanh như hướng dẫn trên.

Vẽ đá và lùm cây

Bước 10: Tiếp theo, ở hai đầu sông vừa vẽ, chúng ta sẽ kéo hai đầu sông lại với nhau ở phía trên để mô tả rằng con sông này còn rất dài và đầu nguồn ở trên. Hai bên sông, ta lại tiếp tục dùng những nét cong nhọn để khắc họa hai ngọn núi đang sừng sững giữa rừng xanh và ngọn thác.

Vẽ núi

Bước 11: Sau đó, chúng ta sẽ dùng một chiếc chì màu xanh da trời vẽ những đường cong nối tiếp nhau để khắc họa những đám mây bồng bềnh đang uốn lượn trên bầu trời. Điều này giúp cho bức tranh thêm thơ mộng, xinh đẹp hơn.

Vẽ mây

Bước 12: Lại tiếp tục dùng chiếc bút chì màu xanh da trời vừa vẽ, chúng ta sẽ tô màu toàn bộ nền trời bằng chiếc bút chì màu ấy. Chú ý phải tô thật tỉ mỉ, chi tiết và chú ý tô đậm nhạt vào những đám mây để tạo hiệu ứng 3D, giúp bức tranh thêm chân thực hơn.

Tô màu bầu trời

Bước 13: Tiếp theo, dùng một cây chì màu xanh lá cây để tô toàn bộ khu đất bên tay phải. Tiếp tục kết hợp một cây chì màu vàng tô chèn lên màu xanh vừa vẽ để bức tranh thêm phong phú, đa dạng hơn, tạo cảm giác một bãi cỏ đầy màu sắc xinh đẹp, tươi tắn.

Tô màu bãi cỏ

Bước 14: Làm tương tự với bên còn lại, chúng ta sẽ được một bãi cỏ xanh mướt, xinh đẹp.

Tô màu cỏ tiếp

Bước 15 : Dùng một cây bút chì màu xanh lá cây đậm hơn để tô viền những viền cỏ cạnh sông, tạo cảm giác chân thực cho bức tranh. Đồng thời dùng chiếc bút ấy để tô màu cho các lùm cỏ phía xa xa.

Tô màu bụi cây

Bước 16 : Sau đó, dùng một cây chì màu nâu để tô ngọn núi. Chú ý khi tô ngọn núi, chúng ta sẽ tô màu đậm dần dưới chân núi, và nhạt dần ở phía trên đỉnh núi, giúp bức tranh phong cảnh trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Tô màu núi

Bước 17: Và dùng màu xanh da trời để tô màu cho dòng sông xinh đẹp, cũng dùng màu xanh ấy vẽ bóng cho chiếc thuyền đang dựng ở dưới nước. Viền lại mép sông để bức tranh có thêm chiều sâu.

Tô màu dòng sông

Bước 18 : Cuối cùng, dùng một màu đỏ tươi để tô màu cho ngô nhà ven sông. Vậy là đã hoàn thành một bức tranh phong cảnh thật đơn giản và xinh đẹp rùi.

Tô màu mái nhà

Cách 2: Hướng dẫn vẽ tranh phong cảnh làng quê lớp 7 đẹp

Bước 1: Chúng ta cũng sẽ chuẩn bị một tờ giấy trắng và dùng băng dính để cố định bốn góc của bức tranh. Điều này giúp bức tranh tránh bị xê dịch trong quá trình vẽ tranh để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời dùng bút mực đen kẻ một khung viền bao quanh bức tranh để làm khung cho bức tranh.

Kẻ khung tranh

Bước 2: Ở góc bên phải của bức tranh, dùng các nét thẳng đứng để phác họa thân cây. Đồng thời cũng tiếp tục dùng những đường thẳng để chia những nhánh cành cây.

Vẽ cành cây

Bước 3: Dùng những nét cong uốn lượn nối tiếp nhau để tạo thành những tán cây đang xòe rộng.

Vẽ tán cây

Bước 4 : Tiếp theo, dùng một hình bình hành để tạo thành chiếc mái của ngôi nhà, ở dưới mái nhà, chúng ta tiếp tục vẽ thêm một hình chữ nhật để tạo thành chiếc tường kiên cố cho ngôi nhà. Bên cạnh chiếc tường ấy, ta dùng hình đa giác để vẽ một bức tường tiếp theo cho ngôi nhà thêm vững chắc.

Vẽ ngôi nhà một

Bước 5: Ở bức tường chính của ngôi nhà, vẽ một hình chữ nhật dựng đứng để tạo thành cửa chính cho ngôi nhà. Sau đó lại tiếp tục vẽ một hình chữ nhật nhỏ ở bên trong theo hình minh họa ở dưới đây và dùng bút mực đen tô khoảng trống giữa hai hình chữ nhật để tạo hiệu ứng cửa đang mở. Đồng thời ở bức tường còn lại của ngôi nhà, ta cũng vẽ một hình chữ nhật nhỏ nằm ngang để tạo thành cửa sổ cho ngôi nhà. Tô màu đen vào cửa sổ nhưng để lại hai khoảng trống để bức tranh trông sinh động hơn bạn nhé!

Vẽ cửa ngôi nhà

Bước 6: Ở trên mái nhà, ta vẽ ba tàu lá to và có hình răng cưa để phác họa ba tàu lá chuối ở trên mái nhà

Vẽ tàu lá chuối

Bước 7: Bên tay trái của ngôi nhà vừa hoàn thành, vẽ một ngôi nhà tương tự y hệt như ngôi nhà vừa vẽ để bức tranh thêm phong phú, đa dạng hơn. Chú ý ngôi nhà thứ hai hãy vẽ nhỏ hơn ngôi nhà thứ nhất để tạo chiều sâu cho bức tranh phong cảnh.

Vẽ ngôi nhà thứ hai

Bước 8: Tiếp đó, dùng một đường thẳng nằm ngang chia cắt nửa đôi bức tranh, và bên cạnh chiếc cây, ta cũng tiếp tục vẽ thêm một ngôi nhà nhỏ như bước 5. Nhưng ngôi nhà thứ ba này cũng sẽ nhỏ hơn hai ngôi nhà trước đó.

Vẽ ngôi nhà thứ ba

Bước 9: Dùng một nét cong bao quanh hai ngôi nhà để tạo thành bãi đất, đồng thời vẽ thêm một đường cong để tạo thành một con đường nhỏ cho bức tranh.

Vẽ con đường

Bước 10: Trên đường thẳng vừa chia nửa bức tranh vừa nãy, dùng những nét cong nối tiếp nhau để tạo thành lùm cây tươi tốt, giúp bức tranh thêm sinh động hơn.

Vẽ lùm cây

Bước 11: Dùng một chiếc bút chì màu cam vẽ một nửa hình tròn sau lùm cây để phác họa hình mặt trời đang lặn xuống , sau đó tô màu đậm dần xung quanh mặt trời, và nhạt dần ra một khoảng trời xung quanh

Vẽ mặt trời

Bước 12: Tiếp đó, dùng chì màu vàng để tô màu cho bầu trời, tạo cảm giác buổi chiều đang ập đến và hoàng hôn đang tới, giúp bức tranh trở nên yên bình, ấm cúng hơn.

Tô màu bầu trời

Bước 13: Chúng ta sẽ dùng một chiếc chì màu xanh lá mạ để tô màu cho bãi cỏ, kể cả bãi cỏ xung quanh con đường giúp bức tranh trở nên đa dạng, tươi mới và đầy màu sắc hơn.

Tô màu bãi cỏ

Bước 14: Tiếp tục dùng màu xanh đó để tô màu cho tán cây và những tàu lá chuối bên trên mái nhà.

Tô màu lá cây

Bước 15: Dùng một màu xanh lá cây đậm hơn để tô màu viền cho bãi cỏ, tán cây và các tàu lá chuối để tạo hiệu ứng đậm nhạt cho bức tranh, giúp bức tranh có chiều sâu và trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Tô màu viền cỏ

Bước 16: Cũng dùng màu xanh lá cây đậm đó, chúng ta sẽ tô màu cho lùm cây phía xa xa.

Tô màu lùm cây

Bước 17: Sau đó, tiếp tục dùng một cây chì màu vàng nâu để tô màu cho con đường đất, chú ý nhấn màu đậm ở các viền của con đường để tạo hiệu ứng 3D như các chi tiết ở trên.

Tô màu con đường

Bước 18: Tiếp đến, dùng chì màu nâu nhạt để tô thân cây, đồng thời dùng bút chì màu vàng tô xen kẽ lên màu nâu của thân cây để thân cây có màu sắc hài hòa, phong phú hơn. Và cũng chú ý dùng màu nâu vừa tô thân cây để tô các mép, viền của thân cây để tạo hiệu ứng ánh nắng hoàng hôn chiếu vào thân cây, nhìn khung cảnh thật thơ mộng, xinh đẹp.

Tô màu thân cây

Bước 19: Và cuối cùng, lại tiếp tục dùng màu vàng để tô màu cho phần trên của mái các ngôi nhà, còn nửa phía dưới của ngôi nhà chúng ta sẽ két hợp với màu nâu cam để bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn. Vậy là bức tranh phong cảnh thôn quê đã được hoàn thành rùi!

Tô màu ngôi nhà

Trên đây là hai cách vô cùng đơn giản để có thể hoàn thành được những bức tranh phong cảnh vô cùng xinh đẹp. Nếu bạn thấy những hướng dẫn của chúng mình hữu ích, hãy theo dõi thêm nhiều những bài viết của chúng mình nhé. Chúc bạn thành công!

Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/tranh-don-gian-ma-dep-a72111.html