Sau khi sinh con, phụ nữ thường được khuyên rằng nên ở cữ để cơ thể có thể hồi phục tốt nhất. Vậy, ở cữ là gì và ở cữ kéo dài trong bao lâu? Bí quyết ở cữ đúng cách và khoa học là gì?
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được ở cữ là gì và những điều cần biết khi ở cữ sau sinh.
Quá trình sinh nở được ví như một lần “bước qua cửa tử’, vì mẹ bầu phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ và sinh nở tương đương với việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Không những thế, sau khi vượt cạn thành công, mẹ sau sinh còn phải đối diện với nguy cơ về hậu sản như băng huyết, trầm cảm sau sinh, táo bón… Vì những điều này, phụ nữ cần được nghỉ ngơi sau khi sinh để cơ thể hoàn toàn hồi phục.
Theo dân gian, khoảng thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ và hồi phục sức khỏe sau khi sinh con của người mẹ được gọi là giai đoạn ở cữ. Mọi phụ nữ sau sinh đều cần được tạo điều kiện để ở cữ. Nếu ở cữ đúng cách và đủ thời gian, người mẹ có thể nhanh chóng phục hồi, đồng thời hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe lâu dài cũng như tâm lý.
Ở cữ là gì mà ai cũng quan tâm? Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng khuyến khích mẹ sau sinh nên ở cữ. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, phụ nữ sau sinh bị mất cân bằng thể chất âm dương, do đó phải thực hiện ở cữ bằng cách nghỉ ngơi nhiều và ở trong nhà để đảm bảo phục hồi sau sự mất cân bằng do mang thai và ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai.
Như vậy là bạn đã biết được ở cữ là gì. Vậy, ở cữ bao lâu là hợp lý? Theo quan niệm từ xa xưa của người Việt, thời gian ở cữ kéo dài 3 tháng 10 ngày (100 ngày). Mặc dù vậy, ở xã hội hiện nay, khi y học phát triển và mọi người dần hiểu hơn về mục đích của việc ở cữ, thì không còn quy định cứng nhắc về thời gian ở cữ cho sản phụ.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà phụ nữ sau sinh có thể có thời gian ở cữ khác nhau. Đa số phụ nữ hiện đại lựa chọn rút ngắn thời gian ở cữ dưới 100 ngày để tiện cho công việc và các hoạt động cá nhân.
Thông thường, nếu sau khi sinh, sức khỏe người mẹ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, không gặp phải các biến chứng bất thường sau sinh, thì khoảng 1 tháng là người mẹ đã có thể phục hồi tốt và bắt đầu quay trở lại sinh hoạt như bình thường. Thậm chí, có trường hợp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn, người mẹ cảm thấy khỏe hơn, thì thời gian ở cữ có thể ngắn hơn 1 tháng.
Tốt nhất là, phụ nữ sau sinh nên nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi cơ thể thực sự phục hồi và sẵn sàng kết thúc giai đoạn ở cữ. Đừng vì gấp gáp muốn quay lại cuộc sống thường nhật mà vội vàng rút ngắn thời gian ở cữ, khiến sức khỏe giảm sút về lâu dài.
Mặc dù khoảng thời gian ở cữ sau sinh không dài, nhưng giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh.
Theo y học cổ truyền, phụ nữ sau sinh bị mất cân bằng về âm dương, dễ bị tổn thương về mặt sinh lý, và quá trình ở cữ sẽ giúp cân bằng lại tình trạng này. Trong thời gian ở cữ, người mẹ cần nghỉ ngơi trên giường càng nhiều càng tốt, tránh một số hoạt động như ra khỏi nhà, tiếp khách, tắm bồn, quan hệ tình dục, sinh hoạt nơi có gió lùa… Không những thế, phụ nữ cũng cần hạn chế nhiều món ăn, chẳng hạn như tránh đồ ăn lạnh, một số loại trái cây và rau củ…
Tuy nhiên, liệu đây có phải là cách ở cữ đúng đắn? Kinh nghiệm ở cữ khoa học là gì?
Thực tế, các nghiên cứu cho thấy, việc tuân thủ chế độ ở cữ theo quan niệm truyền thống có thể gây áp lực, căng thẳng tâm lý cho người mẹ, có thể làm gia tăng tình trạng trầm cảm sau sinh. Do đó, hãy tham khảo kinh nghiệm ở cữ khoa học và đúng cách mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây:
Kinh nghiệm ở cữ khoa học là gì? Để giai đoạn ở cữ mang lại hiệu quả tối đa, mẹ sau sinh cần tránh những điều sau:
Khi tìm hiểu kinh nghiệm ở cữ đúng cách là gì, người mẹ nên “bỏ túi” những điều nên làm sau đây:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ ở cữ là gì, nên ở cữ bao lâu và “bỏ túi” được những kinh nghiệm ở cữ khoa học.
[embed-health-tool-ovulation]
Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/o-cu-la-gi-a72878.html