Các tổ chức phi lợi nhuận có cần làm Marketing không? Đây là một câu hỏi gây đau đầu cho rất nhiều nhà quản trị của các tổ chức non-profit. Thực tế, không chỉ làm Marketing, xây dựng thương hiệu cũng là một trong những công việc rất quan trọng đối với các tổ chức phi lợi nhuận. Xây dựng thương hiệu là những hoạt động và chiến lược truyến bá thông điệp của tổ chức nhằm thu hút nhà tài trợvà kêu gọi sự đóng góp từ các tình nguyện viên.
Mục tiêu Marketing của tổ chức này nhằm quảng bá những ý tưởng và mục đích của tổ chức. Từ đó thu hút các tình nguyện viên và các nhà tài trợ tiềm năng. Tuy nhiên, có rất nhiều tổ chức NGOs không quan tâm đến việc đầu tư thương hiệu. Nếu được thực hiện đúng cách, các tổ chức non-profit có thể khai thác rất nhiều lợi ích từ sức mạnh của thương hiệu.
Khi một thương hiệu được xây dựng có kế hoạch, có định vị phù hợp với đối tượng mục tiêu thì thương hiệu đó sẽ được ngày càng nhiều người tin tưởng và gắn bó. Với các tổ chức phi lợi nhuận, làm thế nào để gia tăng được lòng tin của người ủng hộ là một điều cần thiết. Ngoài ra, việc tạo được sự an tâm, cảm giác an toàn trong nội bộ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Tất cả những điều này đều góp phần vào sự phát triển của tổ chức.
Hơn nữa xây dựng thương hiệu sẽ giúp nâng cao nhận thức và sứ mệnh của tổ chức
Các thành viên trong tổ chức và nhóm công chúng mục tiêu mà bạn hướng đến dù ở bất cứ đâu đều cần hiểu được bạn là ai và công việc bạn đang làm là gì. Nâng cao nhận thực về thương hiệu thông qua Marketing là một cách để tổ chức của bạn được biết đến rộng rãi và giúp bạn tiến đến gần hơn với sứ mệnh của tổ chức.
Giữa các tổ chức phi lợi nhuận, sự cạnh tranh để được tài trợ là rất cao. Một tổ chức NGOs có thương hiệu mạnh có thể giúp nó có nhiều nguồn tài trợ hơn bằng cách tăng sự xuất hiện và giúp đỡ nhiều hơn cho thương hiệu của các nhà tài trợ. Một thương hiệu mạnh cũng có thể giúp tăng sự tương tác giữa những người ủng hộ và các nhà tài trợ.
Các doanh nghiệp thường thu lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ. Đối với các tổ chức non-profit, bạn cần gây quỹ để hỗ trợ và vận hành các hoạt động của tổ chức. Giúp giảm thiểu các hạn chế về ngân sách cho tổ chức của bạn.
Các tổ chức non-profit không chỉ phát triển mạnh nhờ các khoản đóng góp và hỗ trợ. Bạn cũng cần tìm kiếm những tình nguyện viên tận tâm, nhiệt tình và sẵn sàng làm việc, phục vụ sứ mệnh của tổ chức. Marketing sẽ giúp khuyến khích những cá nhân muốn đóng góp cho cộng đồng cống hiến hết mình cho tổ chức.
Đây chỉ là một số lợi ích mà một thương hiệu mạnh có thể mang lại. Ngoài những điều này, thương hiệu phi lợi nhuận có thể thúc đẩy các mục tiêu chiến lược dài hạn, nâng cao lòng tin của công chúng, tăng tính gắn kết nội bộ, nâng cao nhận thức về công việc của tổ chức, xây dựng uy tín, cùng những thứ khác.
Xem Thêm: Digital Presence - Tại sao thương hiệu cần hiện diện số?
Đến đây chắc các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Các tổ chức phi lợi nhuận có cần làm marketing?”. Vậy chúng ta hãy cùng đi đến phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu xem các công việc xây dựng thương hiệu trong tổ chức non-profit là gì nhé!
Đối với phần này, bạn cần phải biết rõ mục tiêu tổ chức: Bạn muốn giúp ai và ai sẽ là nhà đầu tư của bạn? Tạo một bảng chân dung khách hàng để đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ về công chúng mục tiêu mà tổ chức hướng đến. Một chân dung khách hàng bao gồm:
Nhân khẩu học:
Địa lý
Trigger
Là một tổ chức phi lợi nhuận, bất kể mục đích tổ chức là gì thì đích đến cuối cùng của bạn vẫn sẽ là đóng góp cho xã hội, cho thế giới và cho cộng đồng.
Hãy kể câu chuyện về thương hiệu của bạn một cách chân thật nhất có thể. Không cần phải quá “hoa mỹ” chỉ cần đơn giản nhưng phải thật đáng tin cậy. Một câu chuyện hay có thể là một chiến lược truyền thông tiềm năng cho các tổ chức phi lợi nhuận. Nó có thể giúp lan tỏa các chiến dịch từ thiện và giá trị của tổ chức. Để làm cho câu chuyện trở nên đáng nhớ hơn, hãy kể nó với một cấu trúc rõ ràng và các nhân vật cụ thể.
Có một mẹo để xây dựng thương hiệu cho các tổ chức NGOs là tạo ra tiếng nói thương hiệu và “gán” nó trong tất cả các nội dung được truyền thông. Ví dụ: Bạn muốn giao tiếp với công chúng của mình với một tone giọng như thế nào? Giọng hài hước, lạc quan hay một giọng ấm áp? Hãy lựa ra 2-3 kiểu và kể lại câu chuyện của bạn.
Hãy chọn một hình mẫu và xây dựng thương hiệu theo hình mẫu đó. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu của bạn xác định các đặc điểm, giọng nói và có một giá trị như một con người thực sự. Có 12 hình mẫu thương hiệu phổ biến, người chăm sóc hay người bảo vệ có thể phù hợp với các tổ chức phi lợi nhuận. Hãy nghiên cứu thật kỹ về vấn đề ngày trước khi đi đến việc quyết định hình mẫu cho thương hiệu của tổ chức nhé!
Làm việc cùng đơn vị Top Branding Agency tại Việt Nam
Quan trọng hơn bất kỳ tổ chức nào khác, tổ chức phi lợi nhuận cần một thương hiệu mạnh để khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Để có được hình ảnh tốt hơn và thu hút được nhiều tình nguyện viên hơn, thuê ngoài một công ty có chuyên môn giúp bạn xây dựng thương hiệu là một giải pháp thích hợp cho các tổ chức NGOs. Việc này tuy sẽ mất một khoản chi phí ban đầu nhưng cuối cùng, bạn có thể xây dựng được nền tảng thương hiệu vững chắc và có giá trị lâu dài cho tổ chức.
Enosta cung cấp các gói dịch vụ xây dựng thương hiệu có thể tùy chỉnh để phù hợp với tất cả yêu cầu của bạn. Với kinh nghiệm làm việc cùng các tổ chức NGO, điển hình là UNICEF, chắc chắn, Enosta sẽ đem lại giải pháp tốt nhất cho bạn!
Chỉ cần 1 bước để khám phá cách chúng tôi làm điều đó. Liên hệ ngay với chúng tôi!
Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/cac-to-chuc-phi-loi-nhuan-khong-can-thiet-phai-lam-marketing-a75183.html