Thuốc Bisoprolol: Công dụng, chỉ định, cách dùng và tác dụng phụ

Bisoprolol là loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim với phân suất tống máu giảm. Bằng cách giảm nhu cầu oxy của tim, thuốc giúp giảm các triệu chứng cho bệnh nhân bị khó thở, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ,…

Thuốc Bisoprolol

Bisoprolol là thuốc gì?

Bisoprolol là loại thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn beta, tác dụng chọn lọc thụ thể beta - 1, làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, nên giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim.

Bisoprolol có tác dụng gì?

Bisoprolol được hấp thụ hoàn toàn qua đường tiêu hóa và ít bị chuyển hóa lần đầu qua gan. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh từ 2 - 4 giờ sau khi uống. Bisoprolol có tác dụng: (1)

Thuốc Bisoprolol hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Thuốc Bisoprolol giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp hiệu quả

Đối tượng chỉ định sử dụng Bisoprolol

Bisoprolol thuốc được chỉ định để điều trị cho các đối tượng sau:

Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Các dạng và hàm lượng thuốc Bisoprolol

Thuốc Bisoprolol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với các hàm lượng như sau: 1,25 mg; 2,5 mg; 3,75 mg; 5 mg; 7,5 mg; 10 mg.

Cách dùng và liều dùng Bisoprolol

Liều dùng của thuốc tùy thuốc tình trạng của từng bệnh nhân. Do đó, người bệnh khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Sau đây là một số liều thông thường có thể tham khảo: (2)

Liều tham khảo cho bệnh nhân huyết áp cao:

Liều tham khảo cho bệnh nhân suy tim sung huyết:

Liều cho bệnh nhân phòng ngừa đau thắt ngực:

Liều cho bệnh nhân nhịp tim nhanh trên thất:

Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận:

Sử dụng Bisoprolol đúng liều lượng
Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân

Nên dùng Bisoprolol trong bao lâu?

Hãy nhớ rằng thuốc Bisoprolol sẽ không chữa khỏi bệnh cao huyết áp, suy tim nhưng nó giúp kiểm soát và ổn định huyết áp, suy tim. Tự ý ngưng điều trị sẽ nhận các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim và tử vong.

Tác dụng phụ của thuốc Bisoprolol khi trị bệnh tim mạch

Bisoprolol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc Bisoprolol:

1. Tác dụng phụ phổ biến

Gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện một số triệu chứng như:

2. Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng

Người bệnh cần chia sẻ ngay với bác sĩ khi có các triệu chứng của tác dụng ngoài ý khi uống Bisoprolol, để được theo dõi và chữa trị kịp thời.

Bisoprolol có một số tác dụng phụ không mong muốn
Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ

Những rủi ro khi dùng Bisoprolol là gì?

Bisoprolol bắt đầu hoạt động sau khoảng 2 giờ uống thuốc, nhưng cần từ 2 đến 6 tuần để thuốc có tác dụng ổn định.

Các tác dụng phụ có thể có bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị, người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để đánh giá hiệu quả điều trị và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau khi sử dụng thuốc. (3)

Quá liều và quên liều

1. Cần làm gì khi dùng thuốc Bisoprolol quá liều?

Các triệu chứng phổ biến khi sử dụng quá liều Bisoprolol bao gồm: Nhịp tim chậm, huyết áp giảm, co thắt phế quản, suy tim cấp, hạ đường huyết. Trong các trường hợp nặng, có thể gây ra mê sảng, hôn mê, co giật và ngừng hô hấp.

Do đó, khi sử dụng quá liều người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

2. Cần làm gì khi quên liều thuốc Bisoprolol?

Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống nó ngay khi nhớ. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã bỏ quên và tiếp tục theo lịch trình như bình thường. Đừng bao giờ uống gấp đôi liều đã quên.

Tương tác thuốc

1. Bisoprolol tương tác với các loại thuốc nào?

Người bệnh cần lưu ý không nên dùng cùng lúc với Bisoprolol với một số thuốc khác để tránh sự tương tác, sau đây là một số thuốc bạn cần lưu ý bao gồm:

2. Bisoprolol tương tác với bia rượu và thức ăn

Bạn có thể uống Bisoprolol cùng lúc hoặc không cùng với thức ăn, do sự hấp thụ Bisoprolol không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, rượu bia có thể gây tác dụng an thần và hạ huyết áp quá mức do đó không nên sử dụng rượu bia khi dùng thuốc Bisoprolol.

Cách bảo quản thuốc Bisoprolol

Thuốc cần được bảo quản trong nhiệt độ dưới 30 độ C trong bao bì kín, tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh xa tầm tay trẻ em.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bisoprolol

Trước khi bắt đầu sử dụng Bisoprolol, người bệnh cần nắm một số lưu ý sau đây: (4)

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng Bisoprolol
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng Bisoprolol hiệu quả và an toàn

Câu hỏi thường gặp về thuốc Bisoprolol

1. Khi nào nên sử dụng Bisoprolol?

Thuốc Bisoprolol được sử dụng cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp, đau thắt ngực và suy tim PSTM giảm mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh muốn sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Dùng Bisoprolol khi mang thai được không?

Bisoprolol là loại thuốc có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc phát hiện mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ về những lợi ích và tác hại có thể xảy ra khi dùng Bisoprolol.

3. Khi nào có thể ngừng sử dụng Bisoprolol?

Không ngừng hoặc dừng thuốc đột ngột mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Một số tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn khi tự ý ngừng thuốc đột ngột, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:

Bisoprolol là loại thuốc được sử dụng dùng để điều trị vấn đề tăng huyết áp, có hiệu quả tương đương với các loại thuốc chẹn beta khác. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể xảy ra một số phản ứng tùy vào thể trạng của từng người bệnh. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng phù hợp nhất với cơ thể.

Link nội dung: https://giaidap.edu.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-concor-cor-2-5-mg-a76019.html