Nước mía tốt hay xấu cho bệnh tiểu đường?
1. Nước mía là gì?
Nước mía có vị ngọt, dạng siro, được ép từ mía đã gọt vỏ. Nó thường được bán bởi những người bán hàng rong, họ trộn nó với chanh hoặc các loại nước trái cây khác và cho thêm đá để cho ra một thức uống ngon.Nước mía được chế biến để làm đường mía, đườn...
2. Hàm lượng đường trong nước mía
Mặc dù cung cấp một số chất dinh dưỡng nhưng nước mía vẫn chứa nhiều đường và carbs. Trong 240 mL nước mía sẽ chứa các thành phần sau:Hàm lượng đường trong 240mL nước mía là 50 gam - tương đương với 12 muỗng cà phê, nhiều hơn đáng kể so với tổng lượn...
3. Bệnh tiểu đường có nên được khuyến nghị sử dụng nước mía không?
Tiểu đường uống nước mía, nên hay không? Giống như các loại đồ uống nhiều đường khác, nước mía là một lựa chọn không tồi nếu bạn bị tiểu đường. Tuy nhiên, lượng đường “khổng lồ” chứa trong nước mía có thể làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể một c...
4. Một số lợi ích khác của nước mía
4.1. Tăng cường năng lượng tức thì
Uống nước mía có tốt cho sức khỏe. Lý do là bởi nguồn đường sucrose tự nhiên trong mía cung cấp cho cơ thể bạn lượng năng lượng để có thể bắt đầu ngày mới và bình thường hóa việc giải phóng glucose trong cơ thể để lấy lại lượng đường đã mất. Nó cũng là sự lựa chọn tốt nhất để bù nước cho cơ thể và xua tan mệt mỏi.
4.2. Lợi tiểu
Đặc tính lợi tiểu của nước mía khiến nó trở thành một công cụ hữu ích để đẩy lùi nhiễm trùng. Uống nước mía sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là khi bạn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nó cũng đồng thời ngăn ngừa sỏi thận.Lời khuyên của chuyên gia: Cách tốt nhất để uống nước mía là cho 1 thìa nước cốt chanh, nước gừng, nước dừa nạo (1/3 cốc) vào 2/3 cốc nước mía. Công thức này sẽ giúp thải nước tiểu một cách tự do và duy trì hoạt động tốt của thận.
4.3. Chống sâu răng và hơi thở hôi
Nước mía chứa nhiều khoáng chất như Canxi và phốt pho có tác dụng giúp tăng cường men răng và chống sâu răng. Một lượng lớn chất dinh dưỡng trong nước mía giúp chống lại chứng hôi miệng có thể xảy ra do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
4.4. Khắc phục bệnh vàng da
Theo Ayurveda, nước mía là một giải pháp để tăng cường sức khỏe gan của bạn và là một phương thuốc đã được chứng minh để điều trị bệnh vàng da. Các chất chống oxy hóa trong nước mía có tác dụng bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và duy trì mức độ bilirubin trong tầm kiểm soát. Nước mía bổ sung cho cơ thể bạn lượng protein bị mất và các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng từbất kỳ loại bệnh nào.
4.5. Cải thiện tiêu hóa
Uống nước mía giúp duy trì hệ tiêu hóa tốt. Với thành phần là kali, nó giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và rất hữu ích trong việc điều trị vấn đề táo bón.
4.6. Chữa rối loạn sốt
Nước mía đã được chứng minh là có lợi ích to lớn đối với những người đang phải chống chọi với chứng rối loạn sốt. Trong trường hợp rối loạn sốt, người bệnh bị sốt dẫn đến co giật và mất protein trong cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nước mía giúp bổ sung lượng protein bị mất và hỗ trợ phục hồi.
4.7. Chăm sóc da
Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên của nước mía đó là thành phần của nó có tác dụng chống lại mụn trứng cá, làm mờ vết thâm, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời giữ cho làn da được mềm mại. Axit alpha hydroxy được cho mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da. Một trong những axit alpha hydroxy nổi bật nhất là axit glycolic trong mía có thể giúp duy trì vẻ rạng rỡ của làn da.Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. Nguồn tham khảo: healthline.com
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!